• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự K.ẻ T.hù của Dân Chủ Phổ Quát

Trưa ngày 18/7/2018, Bộ Chính trị ĐCSVN ra thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thông báo cũng cho biết Bộ chính trị phân công ông Tô Nâm nắm mọi công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cũng trong ngày này, Chủ tịch nước Tô Nâm trao Huân chương Sao vàng, huân chương cao nhất của nhà nước Việt Nam, cho ông Nguyễn Phú Trọng. Nhân dịp này, RFA trao đổi với một số chuyên gia về di sản của ông Nguyễn Phú Trọng.

Di sản giáo điều của ông Trọng

Ông Trọng từng nổi tiếng với câu nói năm 2013 “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Câu nói ấy đặt cương lĩnh của ĐCSVN cao hơn Hiến pháp quốc gia.

Theo GS. Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington DC, ông Trọng là một người ôm ấp ý thức hệ cơm sườn suốt đời. Ngoài khoảng thời gian 5 năm ngắn ngủi làm Chủ tịch Quốc hội, toàn bộ sự nghiệp của ông là một nhà lý luận Mác-xít, trong đó có chức vụ tổng biên tập Tạp chí cơm sườn, tạp chí của Đảng cơm sườn Việt Nam. Giáo sư Zachary chia sẻ rằng ông mong rằng trong thời gian tới, ĐCSVN sẽ thực dụng để bầu ra một tổng bí thư có kinh nghiệm thực tế hơn, bởi lẽ nền kinh tế Việt Nam quá lớn và phức tạp đối với “một người mới vào nghề.”

Ngoài ra, GS. Zachary nhấn mạnh rằng ông Trọng giống như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, thực sự đã cố gắng khẳng định lại quyền kiểm soát của đảng đối với mọi hoạt động ra quyết định, ngay cả khi điều đó phải trả giá bằng sự ra đi của các nhà chuyên môn kỹ trị. Ông Trọng quan tâm đến sự kiểm soát của đảng hơn là tăng trưởng kinh tế. Ông đã thanh lọc một cách có hệ thống những nhà lãnh đạo có năng lực nhất, được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tin tưởng. Kết quả là, GS Zachary chỉ ra, Bộ Chính trị hiện tại có rất ít kinh nghiệm kinh tế, mà chủ yếu là 5 người xuất thân từ Bộ Công an và 3 người từ Quân đội.

Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở ĐH Ottawa, Canada, cho rằng ông Trọng là “một người cơm sườn kiên định, giáo điều và mù quáng.” Dù biết phần lớn các đồng chí bên cạnh đã không còn tin vào CNXH nhưng ông vẫn tiếp tục hô hào bảo vệ CNXH, “bảo vệ Đảng như bảo vệ con ngươi trong mắt mình.” Chính ông từng thú nhận rằng “đến hết thế kỷ 21 này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”, nhưng ông vẫn thành tâm kiên trì xây dựng cái không bao giờ có đó, như một thứ niềm tin tôn giáo. Vì vậy, LS Vũ Đức Khanh cho rằng “ông Nguyễn Phú Trọng là người cơm sườn cuối cùng ở Việt Nam. Chỉ còn ông ấy là thực sự tin cái điều không tưởng đó.”

Trao đổi với RFA, Giáo sư Carlyle Thayer ở Đại học UNSW Canberra, cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được nhớ đến như một người kiên trì các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Uncle Lake và là người đề xướng xây dựng đảng, cai trị độc đảng của Đảng cơm sườn Việt Nam. Ông cũng sẽ được coi là một người thực dụng trong chính sách đối ngoại nhưng là người phản đối nghiêm khắc diễn biến hòa bình và “cách mạng màu”.

Di sản đốt lò

Theo Giáo sư Zachary Abuza, ông Trọng sẽ được nhớ đến với chiến dịch chống tham nhũng rất sôi nổi, vốn là chủ đề chính trong suốt 13 năm cầm quyền của ông. Nhưng người ta nên nhớ đến ông Trọng vì chiến dịch đốt lò của ông đã khiến đảng yếu đi về mặt thể chế.

Cùng góc nhìn với GS Zachary Abuza, Luật sư Đặng Đình Mạnh, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, cũng cho rằng công chúng sẽ nhớ nhiều đến ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là “ông chủ lò”. Khi phát động đốt lò, ông ấy có mục đích không thể rõ ràng hơn là củng cố đảng. Nhưng qua đó, theo LS. Đặng Đình Mạnh, “ông Nguyễn Phú Trọng đã giúp phơi bày trọn vẹn bản chất của chế độ, không có gì khác ngoài một tập thể lãnh đạo bất tài, ăn tàn, phá hoại… lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm trấn lột tài sản của người dân. Đến mức độ, công chúng không thể thấy đảng cầm quyền ấy có giá trị gì để mà cần củng cố.”

Theo Luật sư Vũ Đức Khanh ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã thường xuyên và chắc chắn sẽ còn được nhắc đến như một người đã tận tụy cho việc làm trong sạch hóa hàng ngũ Đảng cơm sườn Việt Nam thông qua chiến dịch chống tham nhũng mà người dân hay gọi một cách nôm na là “đốt lò”. Ông chắc chắn sẽ được nhớ đến như là “người đốt lò vĩ đại nhất” của Đảng. Nhưng có lẽ sự nghiệp “đốt lò” của ông sẽ phải vĩnh viễn theo ông đi vào lịch sử, theo LS Vũ Đức Khanh, bởi tham nhũng là căn bệnh ung thư của chế độ và nếu không thay đổi chế độ thì Đảng này sẽ không bao giờ trong sạch. Tham nhũng có thể tạm được xem là “ổn định” nhưng sẽ không bao giờ bị loại bỏ.

Giáo sư Zachary Abuza nhận định rằng chiến dịch “lò đốt” của ông Trọng đã khiến đảng yếu đi về mặt thể chế, do đó, hình thành một cơ quan lãnh đạo ít có tính tập thể như trước. Ông Trọng đã chứng kiến tình trạng xáo trộn chính trị chưa từng có, với 7 trong số 18 thành viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội 13 vào tháng 1 năm 2021 buộc phải từ chức. Ông thực hiện chiến dịch này vì ông thực sự tin rằng tham nhũng là một mối đe dọa hiện hữu đối với đảng, nhưng cuối cùng, theo GS Zachary, ông đã làm mất tính chính danh của đảng bằng cách vạch trần mức độ tham nhũng trong giới lãnh đạo cấp cao của đảng.

Trao đổi với RFA, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét rằng nhiều người đã công khai ao ước có một Gorbachev, người làm tan rã Liên bang Xô Viết, cho Việt Nam. Thật ra, có cần Gorbachev nữa không khi đã có Nguyễn Phú Trọng, người đã làm tan rã mối quan hệ giả hiệu về “Lòng dân, ý Đảng”, người đã chứng minh cho thấy rằng chẳng có một “Lòng dân, ý Đảng” nào đang song hành cả, mà chỉ có lòng dân chán ghét về ý đảng độc tài, tàn phá tan hoang đất nước mà thôi – LS. Đặng Đình Mạnh đặt câu hỏi. Thế nên, theo LS Mạnh, không có ai nghi ngờ gì về nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng muốn cứu ĐCSVN để duy trì được quyền lực chính trị độc tôn, thế nhưng, mặt khác, cũng cần thấy rằng không có cái gọi là “thế lực thù địch” nào phá hoại ĐCSVN giỏi hơn ông Nguyễn Phú Trọng, người đang đứng đầu của đảng ấy. LS. Đặng Đình Mạnh kết luận: Đó là di sản của ông Nguyễn Phú Trọng mà người đời sau sẽ nhớ khi nhắc về ông ấy.

Di sản ngoại giao cây tre

Giáo sư Carlyle Thayer, Đại học UNSW Canberra, trao đổi với RFA rằng một trong những di sản mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được nhớ tới là làm cho thuật ngữ “ngoại giao cây tre” trở nên phổ biến. Tuy nhiên, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng học thuyết “ngoại giao cây tre” không có nội hàm, cũng chẳng có học thuyết gì sâu xa mà chỉ là “chiêu trò để sinh tồn” trước khi một trật tự thế giới mới ra đời, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các siêu cường và không có gì mới mẻ.

Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị Việt Nam ở Hà Nội, cho rằng đối với người dân, ít nhất trong nhiều năm nữa, sẽ có nhiều người nghĩ rằng ông ấy là người trong sạch, ông ấy đốt lò chống tham nhũng, ông ấy có chính sách “ngoại giao cây tre” uyển chuyển và thực dụng. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quang A cho rằng đó là chỉ là giả định về cách nhìn của số đông người dân do bị tuyên truyền mà ra. Cá nhân ông cho rằng vấn đề không đơn giản như vậy. Ông nói tiếp:

“Theo nhận xét của tôi thì di sản của ông ấy là một người tham quyền cố vị, kiên định với chủ nghĩa Mác- Lênin, còn công cuộc đốt lò là hoàn toàn thất bại. Về chính sách ngoại giao như “mở cửa”, nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ và nhiều nước khác thì chắc là ông ấy có đóng góp vào đó, nhưng chính sách đối ngoại là quyết định tập thể của cả Bộ Chính trị và đã nhất quán khoảng hơn hai mươi năm nay. Nếu đó là di sản tích cực của riêng ông Trọng thì không hẳn. Đó là quyết định tập thể chứ không phải của riêng ông ấy.”
 

naphaluan

Giáo sư
Nằm xem những hình ảnh sau bão, khó ngủ. Những thành phố xơ xác, tan hoang, ngổn ngang. Thê thảm nhất có lẽ là hình ảnh cây cối đổ la liệt khắp nơi, và kéo theo là sự hư hại xe cộ, nhà cửa, công trình, đặc biệt là gây chết người. Hơn 17 nghìn cây đổ, theo báo chí nhà nước.



Lang thang qua Trung Quốc xem họ thế nào. Hình 1 là ảnh trên một đường phố ở đảo Hải Nam, hình 2 là ở Hà Nội. Cả hai cùng vừa trải qua cùng một cơn bão, bão Yagi. Bạn có nhận ra sự khác nhau?

1-6.jpeg
Bão Yagi quét qua đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh trên mạng
2-4.jpeg
Bão Yagi quét qua Hà Nội, Việt Nam. Ảnh trên mạng
Cây ở Trung Quốc bị vặt trụi lá, trụi cành, giơ ve giơ còng, chứng tỏ sức gió ở đây rất khủng khiếp. Nhưng cây lại không đổ. Còn cây ở Việt Nam thì chỏng vó cả loạt. Cái đáng nói là hãy nhìn vào những cái cây đang đứng vững bên cây đã đổ: tán lá gần như nguyên vẹn.

Tôi ở miền Trung, rất quen với bão. Những trận cuồng phong kéo dài chỉ chừng 30 phút thôi sẽ đủ vò nát những tán cây, khiến lá bị nhàu như ta vò một nắm rau ngót. Rồi cành sẽ bị vặn gãy, bẻ gãy, nằm la liệt trên đất. Tương tự như hình 1 ở Hải Nam – Trung Quốc.

Tôi dù biết bão không nhỏ, nhưng nhìn những tán cây ở Hà Nội hay Hải Phòng sau bão, tôi cho rằng nó không lớn một cách “xứng đôi” với cái thiệt hại đang phơi bày.

Hôm qua khi bão đã vào Hà Nội, tôi ngồi với bạn, theo dõi tin tức qua điện thoại. Nghe bạn mình kêu lên, tôi ngó vào xem ké, thấy một tấm kính (mê-ca?) đang từ từ bị bóc ra khỏi một tòa nhà cao tầng. Tôi nói, gió không lớn. Hãy nhìn xem, tấm kính bị bóc ra và rơi xuống rất chậm, thậm chí một nửa bị gãy và gục lại ở đó, úp mặt vào hai khung cửa trống nhưng xem hết clip vẫn không thấy gió thổi cho nó bay xuống được, thậm chị nó không thèm động đậy. Đáng chú ý hơn nữa là những chiếc rèm cửa: chúng bay rất… phất phơ. Nếu gió rất lớn (chưa nói là “cuồng phong”) thì chúng sẽ bị giật lên phần phật, sẽ bị xoắn lại, quăng quật như điên dại. Nhưng đây không, chúng bay rất bình thường, như những lá cờ bay trong gió (xem clip trong comment). Trong một clip khác, hình ảnh một cái mái tôn nhè nhẹ rời trần và từ từ đáp mình xuống lùm cây bên dưới, cũng cho tôi cái cảm giác tương tự về sức gió thật sự.

“Cháy nhà ra mặt chuột”, dân tình đã nói nhiều rồi, sau khi hàng loạt cây lớn nhỏ trên vỉa hè bật ngửa, để lộ ra những cái gốc không rễ hoặc còn nguyên bao bố, vải bọc. Chuyện tham nhũng, chuyện lợi ích nhóm các thứ thì dân mạng cũng đã truy vấn nhiều rồi, nhưng nhìn rộng hơn, không chỉ cây cối mà cả xây dựng (của nhà nước lẫn tư nhân) hay ý thức về sự nghiêm túc, cẩn trọng, tỉ mỉ trong mọi việc, đều hầu như rất thiếu ở mọi đối tượng. Vì thế, nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra, nhiều thiệt hại có thể ngăn ngừa cũng đã xảy ra.

Sự gian dối (như trong việc trồng cây đô thị) thì đang bị “thế lực thù địch Yagi” phơi bày rồi, nhưng sự cẩu thả, tính qua loa đại khái, hay nói cho gọn là ẩu, thì vẫn là một cái gì rất thâm căn cố đế trong người Việt mình chăng?

“Cái khó bó cái khôn” thì đã đành, nhưng nhiều khi không còn khó nữa và cái khôn cũng không bị bó nữa, nhưng vẫn cứ ẩu. Bão đến, mưa gió sầm sập trên đầu nhưng cứ liều ra đường; dù đã được cảnh báo nhưng khâu chuẩn bị chằng chống gió và nước vẫn rất sơ sài, thậm chí “nước đến trôn mới nhảy”.

Cái tính ẩu và qua loa đại khái của người mình, nó không chỉ dẫn dến những hậu quả khi có thiên tai như đã thấy, mà lâu dài hơn, nó khiến con người luôn giữ một thái độ lao động rất thiếu chuyên nghiệp, rất khó đạt đến độ tinh xảo hay trình độ nghệ thuật. Đây phải chăng cũng là lý do ta rất ít những phát minh, sáng chế và sáng tạo?
 

naphaluan

Giáo sư
1-50-198x300.jpg
Ảnh: Nguyễn Vũ Bình. © Private


(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng, chính quyền Việt Nam ngay lập tức cần hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích blogger nổi tiếng Nguyễn Vũ Bình.

Công an Hà Nội bắt giữ Nguyễn Vũ Bình, 55 tuổi, vào ngày 29 tháng 2 năm 2024 vì ông bày tỏ quan điểm phê phán Đảng cơm sườn Việt Nam. Ông bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự. Một tòa án ở Hà Nội dự kiến sẽ xét xử vụ án của ông vào ngày 10 tháng 9. Nếu bị kết luận có tội, ông phải đối mặt với bản án lên tới 12 năm tù.

Nguyễn Vũ Bình đã vận động không mệt mỏi cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua”, bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Hành vi bày tỏ bất đồng chính kiến một cách ôn hòa của ông không phải là tội hình sự và vụ án nhằm vào ông cần bị hủy bỏ”.

Vụ án xử Nguyễn Vũ Bình là vụ thứ tám kể từ khi Tô Nâm nhậm chức Tổng Bí thư Đảng cơm sườn Việt Nam. Tô Nâm lãnh đạo Bộ Công an đầy tai tiếng từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 5 năm 2024, trong thời gian đó công an Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 269 người vì họ đã ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình.

Chỉ trong tháng Tám và tháng Chín này, chính quyền Việt Nam đã kết án và xử phạt ít nhất bảy nhà vận động nhân quyền, trong đó có Nguyễn Chí Tuyến, Trần Minh Lợi, Lê Phú Tuân, Phan Đình Sang, Trần Văn Khanh, Phan Ngọc Dung và Bùi Văn Khang với các bản án tù kéo dài vì phê phán chính quyền.

Nguyễn Vũ Bình từng làm phóng viên cho một tờ báo chính thức của Đảng cơm sườn Việt Nam – Tạp Chí cơm sườn, suốt gần mười năm. Vào tháng 12 năm 2000 ông xin thôi việc và tìm cách thành lập một chính đảng độc lập. Ông cũng là một trong số vài nhà bất đồng chính kiến muốn thành lập một liên minh chống tham nhũng vào năm 2001.

Công an bắt giữ ông vào tháng 9 năm 2002, với lý do ông nói xấu nhà nước Việt Nam trong thư điều trần gửi Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2002 về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Chính quyền cũng nhắm vào ông vì ông lên tiếng phê phán bản hiệp ước đường biên giới nhiều vấn đề với Trung Quốc trong một bài viết được lan truyền trên mạng vào tháng 8 năm 2002.

Trong bản điều trần gửi Quốc hội Hoa Kỳ, Nguyễn Vũ Bình viết: “Tôi luôn luôn quan niệm, chỉ có thể ngăn chặn và xóa bỏ tận gốc tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi thực hiện được điều đó trên phạm vi quốc gia, tức là thành công trong công cuộc dân chủ hóa đất nước. Vì vậy, tất cả những giải pháp đấu tranh bảo vệ nhân quyền cần hướng tới mục tiêu cao nhất mà nhân dân Việt Nam hằng mong ước: tự do cá nhân và dân chủ cho toàn xã hội.”

Tháng 12 năm 2003, một tòa án xử Nguyễn Vũ Bình bảy năm tù, cộng thêm ba năm quản chế, về tội gián điệp, theo điều 80 bộ luật hình sự Việt Nam. Tháng 6 năm 2007, chính quyền Việt Nam phóng thích ông trước thời hạn hai năm ba tháng. Ngay lập tức, ông tiếp tục vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Ông thường xuyên bình luận về nhiều vấn đề xã hội và chính trị của Việt Nam.

Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2024, Nguyễn Vũ Bình đã đăng hơn 300 bài trên Blog Á Châu Tự do. Ông từng viết về vấn đề tham nhũng, quyền lợi đất đai, công an bạo hành, xét xử không công bằng, quyền biểu tình ôn hòa, kinh tế, giáo dục, môi trường, quan hệ Việt – Trung và Trung – Mỹ. Ông cũng viết bài ủng hộ các nhà hoạt động thân hữu đang bị giam cầm, như Lê Anh Hùng, Nguyễn Thúy Hạnh và các thành viên Hội Anh em Dân chủ. Nhưng hơn hết, Nguyễn Vũ Bình viết để vận động cho một nền dân chủ và pháp quyền thực sự ở Việt Nam.

Trong bài viết gần đây nhất, “Những khía cạnh tích cực của Phong trào Dân chủ giai đoạn khó khăn, trầm lắng” đăng một tuần trước khi ông bị bắt, ông nói rằng các nhà vận động dân chủ và nhân quyền Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ các gia đình của các nhà hoạt động thân hữu ngay trong lúc chính quyền tiếp tục đàn áp.

Nguyễn Vũ Bình đã hai lần được nhận giải thưởng uy tín Hellmann/ Hammett dành cho những người cầm bút là nạn nhân bị đàn áp chính trị, vào các năm 20022007.

“Điều thật lố bịch là chính quyền Việt Nam – vốn đã nắm độc quyền toàn bộ báo chí truyền thông và bảo đảm rằng nền báo chí truyền thông này chỉ đăng những gì chính quyền muốn nghe – lại không thể nuốt trôi vài lời phê bình từ một tiếng nói độc lập đơn độc như Nguyễn Vũ Bình”, bà Gossman nói. “Đến khi nào thì lãnh đạo Việt Nam mới học được cách dung thứ các tiếng nói bất đồng chính kiến, và đến khi nào thì các quốc gia có quan hệ thân cận với Việt Nam mới lên tiếng về tình trạng áp bức ở đó?
 

naphaluan

Giáo sư
tầm này leo nóc nhà mở radio nghe "đ.ẻng đã cho ta mùa xuân" thì chuẩn như l.ê d.uẩn nhể
 
Bên trên