• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự Ch.ửi mẽo là công việc

Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 2/8 rằng Việt Nam sẽ tiếp tục được phân loại là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, sau khi trì hoãn đưa ra quyết định này trong thời gian Việt Nam tổ chức quốc tang cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Kết luận này có nghĩa là phương pháp tính thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn giữ nguyên,” bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Bộ Thương mại Mỹ ban đầu dự kiến đưa ra quyết định này vào ngày 26/7 nhưng thông báo lùi thời hạn này thêm 1 tuần với lý do mà họ đưa ra là gián đoạn về công nghệ thông tin. Ngày 26/7 cũng là ngày Việt Nam tổ chức quốc tang cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã cùng Tổng thống Joe Biden nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 9 năm ngoái.

Việt Nam đã mong đợi được Mỹ đưa ra khỏi danh sách 12 nền kinh tế phi thị trường do có sự can thiệp sâu rộng của nhà nước vào nền kinh tế theo định danh của Mỹ. Các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam trong năm qua đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này và cho rằng điều này sẽ có lợi hơn cho quan hệ hai nước.

Tuy nhiên, hàng chục nhà lập pháp Mỹ trong những lần khác nhau đã gửi thư lên Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo để yêu cầu bộ này không cấp quy chế thị trường cho Việt Nam với các lý do rằng Việt Nam vẫn vận hành như một nền kinh tế kế hoạch được điều chỉnh bởi các nghị quyết của Đảng cơm sườn. Các thượng nghị sỹ và dân biểu Mỹ cũng đã nêu ra những quan ngại về quyền lao động hay mối liên hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên liệu sản xuất.

Một người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ nói với VOA vào tháng trước, khi trả lời yêu cầu bình luận về những phản đối và quan ngại của các nhà lập pháp Mỹ cũng như các nhà sản xuất thép ở Hoa Kỳ, rằng bộ sẽ xem xét tất cả những điều đó khi đưa ra quyết định.

Trong khi các nhà sản xuất của Mỹ phản đối việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam thì những nhà bán lẻ ở Mỹ lại ủng hộ việc này. Ông Ted Osius, người đứng đầu Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN, nơi ủng hộ việc nâng cấp cho Việt Nam, nói tại một buổi điều trần của Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 5 rằng “Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường.”

Bộ Công Thương Việt Nam, khi đệ trình yêu cầu việc rà soát quy chế kinh tế phi thị trường lên Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 9/2023, nói rằng Việt Nam đã có những cải cách trong hơn 20 năm qua, kể từ khi Mỹ xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, và cho rằng họ cần được đưa ra khỏi danh sách vốn áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ.

Bộ Công Thương hôm 2/8 nói rằng họ “lấy làm tiếc” về quyết định của Bộ Thương mại Mỹ.

“Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ,” Bộ Công thương được Tuổi Trẻ trích dẫn khi phản ứng về quyết định của Hoa Kỳ. “Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng ‘giá trị thay thế’ của một nước thứ ba để tính toán biên độ phá giá.”

Bộ Công Thương cho rằng nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt nam “một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 71 nền kinh tế khác đã công nhận,” trong đó bao gồm Anh, Canada, Australia và Nhật Bản, theo Tuổi Trẻ.

Tuy nhiên, Bộ này nói rằng trong thời gian tới, họ sẽ “nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt nam của Bộ Thương mại Mỹ.” Mục tiêu, mà theo Bộ này cho biết, là để “bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ thương mại Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị thương mại hai chiều lên đến hơn 120 tỷ USD vào năm ngoái. Hoa Kỳ đã khởi xướng nhiều vụ kiện chống bán phá giá của một số mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, như tôm và thép, trong những năm qua. Tuy nhiên, với việc Mỹ đang tìm cách đưa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia được Hoa Kỳ chọn cho việc hợp tác ở các nước bằng hữu nhằm giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Bộ Công Thương được Tuổi Trẻ trích dẫn khẳng định rằng họ sẽ “đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.”
 

biholy

Yếu sinh lý
Mấy khứa đứng đầu éo muốn công nhận kttt đâu, giả bộ xạo lồn thất vọng thôi, im lặng như là xác nhận là như vậy. Tụi nó muốn ăn hết dân đen mà công nhận kttt cái gì.
 

Nga thẳng thừng bác đề xuất của nhóm ông Trump về Ukraine​

Minh Phương
Minh Phương
Thứ hai, 30/12/2024 - 06:22

00:00/03:26


Nam miền Bắc

(Dân trí) - Nga không hài lòng với đề xuất hòa bình Ukraine từ đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dù ông Trump chưa đưa ra kế hoạch chính thức nào.​


Nga thẳng thừng bác đề xuất của nhóm ông Trump về Ukraine - 1

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: TASS).
Quảng cáo của DTads
"Dựa vào nhiều thông tin rò rỉ và cuộc phỏng vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 12/12 có thể thấy ông ấy đang nói về việc đóng băng xung đột theo chiến tuyến hiện tại, chuyển trách nhiệm đối đầu với Nga cho châu Âu", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 29/12 bình luận.
Ông nói thêm: "Chúng tôi chắc chắn không hài lòng với đề xuất từ nhóm của Tổng thống đắc cử Trump về việc hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong 20 năm và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình gồm các lực lượng Anh và châu Âu ở Ukraine".
Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Moscow hiện chưa nhận được bất kỳ tín hiệu chính thức nào từ Mỹ về việc giải quyết vấn đề Ukraine.
"Cho đến ngày tuyên thệ nhậm chức 20/1/2025, ông Donald Trump vẫn chỉ có tư cách tổng thống đắc cử. Tất cả các chính sách trên mọi lĩnh vực đều được do tổng thống và chính quyền đương nhiệm quyết định. Hiện tại, chỉ có chính quyền này mới có thẩm quyền làm việc với Nga thay mặt cho Mỹ", ông Lavrov nhấn mạnh.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố có khả năng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ. Trong những phát ngôn gần đây, ông tiếp tục khẳng định có thể nhanh chóng kết thúc chiến sự Ukraine.
Ông không đưa ra kế hoạch cụ thể nào để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, đội ngũ của ông Trump đã thảo luận một số đề xuất.
Đặc phái viên về xung đột Nga - Ukraine mới được ông Trump đề cử, Keith Kellogg, hồi tháng 4 đưa ra kế hoạch kêu gọi cách tiếp cận "Nước Mỹ trên hết" đối với cuộc chiến Nga - Ukraine. Theo ông, Mỹ nên tham gia vào một cuộc đàm phán nhằm giúp các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.
Kế hoạch đề xuất Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự giúp Ukraine tự vệ. Tuy nhiên, viện trợ quân sự trong tương lai của Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc Ukraine có tham gia đàm phán hòa bình với Nga hay không.
Kế hoạch cũng cho rằng các nhà lãnh đạo NATO nên đề nghị hoãn tham vọng của Ukraine gia nhập liên minh để thuyết phục Nga tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Hé lộ về kế hoạch hòa bình của ông Trump, Phó Tổng thống đắc cử Mỹ J.D Vance hồi tháng 9 tiết lộ, Tổng thống đắc cử sẽ bắt đầu đàm phán với cả lãnh đạo Nga, Ukraine và châu Âu.
"Và ranh giới phân định hiện nay giữa Nga và Ukraine có thể trở thành một khu vực phi quân sự", ông nói.
Kế hoạch của ông Vance gợi ý Ukraine sẽ phải nhượng lại một số lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát gồm một phần gồm Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia. Các nước châu Âu có thể triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến khu vực phi quân sự Nga - Ukraine, song Mỹ sẽ không tham gia sứ mệnh đó.
Tuy nhiên, cả Moscow và Kiev đều tuyên bố không chấp nhận đóng băng xung đột.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết, Moscow sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán này nên nhằm loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng và tính đến tình hình thực tế "trên thực địa".
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, cả chính quyền hiện tại và sắp tới của Mỹ đều có đủ đòn bẩy để khởi động các cuộc đàm phán về vấn đề Ukraine.
"Nếu Washington thực sự muốn chấm dứt xung đột thì họ sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev, yêu cầu các đồng minh của họ làm điều tương tự, yêu cầu Ukraine ngừng bắn, nối lại quá trình đàm phán mà không cần bất kỳ điều kiện nào", ông Lavrov nói.
Ông cho biết, cách tiếp cận của Nga để giải quyết xung đột ở Ukraine đã được Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Nga ngày 14/6 cũng như trong cuộc họp báo cuối năm vào ngày 19/12.
"Đặc biệt, chúng tôi nói về phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, đảm bảo tình trạng không liên kết, trung lập và không có vũ khí hạt nhân, đồng thời loại bỏ các mối đe dọa lâu dài đối với an ninh của Nga đến từ phương Tây, bao gồm cả việc mở rộng NATO. Ukraine phải đảm bảo quyền, tự do và lợi ích của công dân nói tiếng Nga, thừa nhận thực tế mới về lãnh thổ", ông Lavrov nhấn mạnh.
TheoSputnik, TASS
 
Bên trên