• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Kiến thức Giải đáp mọi thắc mắc theo tinh thần Chánh pháp Phật giáo

aliba3

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Bạn đang tu tập mà sao lại để sân si khởi lên vậy? Chỉ tặng bạn 4 chữ "nhìn thấu, buông bỏ" vì người không vừa ý bạn cũng chính là người thầy của bạn đó.
Thực tâm mà nói thì lúc viết những dòng đó mình không cảm thấy sân lắm, mà chỉ đơn giản là thấy không cần thiết đọc những lời vô nghĩa nữa. Tham gia vào thớt này cái đầu tiên nên có là sự chân thật. Tuy nhiên, đều là con người sống ở cõi này cả, có người này người khác, không thể bắt ép người khác theo ý mình muốn, tốt nhất là phớt lờ.

1. Thế nào được gọi là thiền định?
Thiền định là thiền tập chú tâm vào một đề mục để phát triển định lực. Có 40 đề mục thiền định được Đức Phật giảng dạy, trong đó ngày nay các thiền sư chủ yếu dạy đề mục Hơi Thở, vì nó phù hợp với căn cơ nhiều người, dễ buông xả khi lên trình độ cao, vì hơi thở sẽ tự mất dần.

Vì sao cần phải tu thiền định thì ngày nay tâm trí con người bị rất nhiều yếu tố chi phối, suy nghĩ mông lung về đủ mọi vấn đề trong cuộc sống, công việc, tình cảm. Khi tâm trí tán loạn thì trí tuệ thực sự không thể phát triển.
2. Phật là gì?
Phật tiếng Anh là Buddha (ở vn gọi gần gũi chệch đi là Bụt) có nghĩa là Bậc Giác Ngộ. Phật Thích Ca hoặc các vị A-la-hán đều được gọi là Bậc Giác Ngộ. Tuy nhiên, Phật thì tự tìm ra con đường giác ngộ, còn các bậc A-la-hán thì không thể tự tìm ra, mà học theo sự chỉ dạy của Phật thì mới giác ngộ được.
3. Cư sĩ tại gia có thể đạt giác ngộ giải thoát hay không? Nếu đạt được thì có gì khác so với hàng xuất gia không?
Về lý thuyết thì cư sĩ tại gia có thể tu tập thành bậc giác ngộ và đã là bậc giác ngộ thì không khác gì so với hàng xuất gia. Trong kinh Nikaya có nói thời Đức Phật ngày xưa cũng có những cư sĩ tại gia đạt giác ngộ, nhưng phải xuất gia ngay lập tức trong vòng 7 ngày nếu không sẽ chết (nhập Niết Bàn). Vì một bậc giác ngộ vô cùng cao quý, thánh thiện và đặc biệt tới mức không thể phù hợp trong tầm vóc của một người sống tại gia với nhiều trách nhiệm đời thường.

Tuy nhiên, trong thời mạt Pháp này, theo kinh có nói là chỉ có thể tu tập chứng tới tầng thánh thứ 3 là A Na Hàm - gọi là Thánh Bất Lai - vị này sau khi chết sẽ tái sinh lên 1 cõi trời và tu trong kiếp đó chắc chắn đạt giác ngộ giải thoát.
4. Thiền định Nguyên Thủy khác với thiền định của Đại Thừa như thế nào? Tại sao lại nói có tới 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu tập giác ngộ giải thoát?
Thiền có 2 loại là thiền định và thiền tuệ. Bạn xem lại bài #102 (https://xamvn.love/threads/14290/post-269258) mình có nói về Thiền Nguyên Thủy và Thiền Tông (Đại Thừa).
5. Mình có tham khảo thì thấy như Bồ Tát Mã Minh (tổ 12), Bồ Tát Long Thọ (tổ 14) đều khuyên tu Tịnh Độ, hay các vị tổ Trung Quốc như Thừa Viễn Đại Sư, Vĩnh Minh Diên Thọ, Liên Trì Đại Sư, Ngẫu Ích Đại Sư ...đều chứng tỏ thiền cơ nhưng sao lại hoằng dương Tịnh Độ (nếu không có thật thì có chăng các vị ấy nói không đúng sự thật)
Còn mấy việc như lễ bái, cầu cúng, cưới cũng cúng, chết cũng cúng, xem bói, xem ngày giờ, xem phong thủy... vân vân" thì theo mình biết đây không phải là Tình Độ chánh pháp
Như mình đã nói rõ, Tịnh Độ không phải là pháp môn tu tập sai, vì niệm Phật là một trong 40 đề mục thiền định như đã nói ở bên trên. Nhưng có được định tâm dù là bằng cách niệm hơi thở hay niệm Phật thì mới chỉ có Định, chứ chưa có Tuệ. Muốn trí tuệ được phát triển thì phải tiếp tục tu tập Thiền Tuệ (hay còn gọi là thiền quán, thiền vipassana).

Còn vì sao các tổ khuyến khích pháp môn này thì dễ hiểu nhất là nó phù hợp với nhiều người, nhất là căn cơ thấp kém của con người trong thời mạt pháp này. Có thể là một cầu nối để con người sau khi chết được tái sinh tới cõi trời nào đó thích hợp hơn cho việc tu tập thiền để giác ngộ giải thoát. Các tổ (cả Thiền cả Tịnh Độ) rất có thể tu tập ở một trình độ có khả năng hiểu được điều đó.

Còn bản thân những người như mình chọn tu tập thiền nguyên thủy vì cứ căn cứ theo kinh sách gốc Nikaya gần gũi với thời Đức Phật nhất, thì tu tập giác ngộ giải thoát là theo con đường Giới - Định - Tuệ có một hệ thống rõ ràng rành mạch tuần tự các bước, các việc phải làm để có thể tu tập đến được đích cuối cùng, tất nhiên không phải trong kiếp này thì cũng là duyên lành cho nhiều kiếp tới.
6. Khi nào thì biết 1 người hay bản thân mình đã giác ngộ?
Các thiền sư nổi tiếng cũng không xác nhận là họ là bậc giác ngộ, thứ nhất vì giới luật cấm không được nói ra, thứ hai là có thể họ chưa giác ngộ. Còn khi giác ngộ thì có lẽ là sẽ tự biết thôi, giống như khi xưa thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thì ngài cũng biết vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

aliba3

Yếu sinh lý
Chủ thớt

aliba3

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Có luân hồi các kiếp ko? Các nhà sư từng bị giết thì kiếp trước gây ra tội gì mà kiếp này bị giết? Nếu nhìn thấy tiền kiếp như thế sao không tự sửa đổi bản thân để thay đổi kiếp này?
Luân hồi là có thật. Một chúng sinh chưa giác ngộ thì sau khi chết sẽ tùy nhân duyên nghiệp lực mà tái sinh vào cõi tương ứng, 1 trong 6 cõi từ cao xuống thấp là Trời, Người, Atula, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục.

Tất cả mọi chuyện xảy đến với một người nào đó (dù là bị giết, bị bệnh, bị tai nạn hay gì khác...) đều do nhân xấu đã gieo trong quá khứ (không chỉ kiếp trước mà nhiều nhiều kiếp về trước nữa), đến khi gặp duyên xấu thì nhận quả xấu tương ứng, không thể tránh khỏi. Luật nhân quả không phải chuyện đùa, nó vận hành một cách chính xác nhưng vô cùng phức tạp và tinh vi. Không ai ngoài Đức Phật có thể quán xét tường tận nhân quả trong vô lượng kiếp của chúng sinh để biết được vì sao người này gặp chuyện này hay chuyện kia vào thời điểm đó.

Nhưng nếu bị giết, thì có thể hiểu trong quá khứ người đó cũng đã gieo nhiều nhân sát sinh - cướp đi sinh mạng của chúng sinh khác. Đến nay, duyên xấu tới thì bị giết.

Các sư không phải ai cũng có thể tu tập để thấy tiền kiếp, hoặc nếu có thấy cũng chỉ trong 1 giai đoạn tiền kiếp thôi, không thể thấy vô lượng kiếp như Đức Phật. Mà dù có thấy, cũng không thể thay đổi được luật nhân quả, một khi duyên tới thì phải trả.
 

duynguyenminh

Giáo sư
Niết Bàn không phải là một cõi, nên không có đẹp xấu. Niết Bàn chỉ là một tên gọi do người đời đặt ra, hàm ý là trạng thái tâm của một bậc giác ngộ, trạng thái tâm đó không còn buồn khổ, sợ hãi, lo lắng, si mê, tham lam, sân hận...
Vậy là mày nghĩ như tao, từ khi tao học lịch sử triết học các nước và triết học Mác Lê nin, tao bị loạn mày ah 💓
 

jame01072022

Yếu sinh lý
Thực tâm mà nói thì lúc viết những dòng đó mình không cảm thấy sân lắm, mà chỉ đơn giản là thấy không cần thiết đọc những lời vô nghĩa nữa. Tham gia vào thớt này cái đầu tiên nên có là sự chân thật. Tuy nhiên, đều là con người sống ở cõi này cả, có người này người khác, không thể bắt ép người khác theo ý mình muốn, tốt nhất là phớt lờ.


Thiền định là thiền tập chú tâm vào một đề mục để phát triển định lực. Có 40 đề mục thiền định được Đức Phật giảng dạy, trong đó ngày nay các thiền sư chủ yếu dạy đề mục Hơi Thở, vì nó phù hợp với căn cơ nhiều người, dễ buông xả khi lên trình độ cao, vì hơi thở sẽ tự mất dần.

Vì sao cần phải tu thiền định thì ngày nay tâm trí con người bị rất nhiều yếu tố chi phối, suy nghĩ mông lung về đủ mọi vấn đề trong cuộc sống, công việc, tình cảm. Khi tâm trí tán loạn thì trí tuệ thực sự không thể phát triển.

Phật tiếng Anh là Buddha (ở vn gọi gần gũi chệch đi là Bụt) có nghĩa là Bậc Giác Ngộ. Phật Thích Ca hoặc các vị A-la-hán đều được gọi là Bậc Giác Ngộ. Tuy nhiên, Phật thì tự tìm ra con đường giác ngộ, còn các bậc A-la-hán thì không thể tự tìm ra, mà học theo sự chỉ dạy của Phật thì mới giác ngộ được.

Về lý thuyết thì cư sĩ tại gia có thể tu tập thành bậc giác ngộ và đã là bậc giác ngộ thì không khác gì so với hàng xuất gia. Trong kinh Nikaya có nói thời Đức Phật ngày xưa cũng có những cư sĩ tại gia đạt giác ngộ, nhưng phải xuất gia ngay lập tức trong vòng 7 ngày nếu không sẽ chết (nhập Niết Bàn). Vì một bậc giác ngộ vô cùng cao quý, thánh thiện và đặc biệt tới mức không thể phù hợp trong tầm vóc của một người sống tại gia với nhiều trách nhiệm đời thường.

Tuy nhiên, trong thời mạt Pháp này, theo kinh có nói là chỉ có thể tu tập chứng tới tầng thánh thứ 3 là A Na Hàm - gọi là Thánh Bất Lai - vị này sau khi chết sẽ tái sinh lên 1 cõi trời và tu trong kiếp đó chắc chắn đạt giác ngộ giải thoát.

Thiền có 2 loại là thiền định và thiền tuệ. Bạn xem lại bài #102 (https://xamvn.love/threads/14290/post-269258) mình có nói về Thiền Nguyên Thủy và Thiền Tông (Đại Thừa).

Như mình đã nói rõ, Tịnh Độ không phải là pháp môn tu tập sai, vì niệm Phật là một trong 40 đề mục thiền định như đã nói ở bên trên. Nhưng có được định tâm dù là bằng cách niệm hơi thở hay niệm Phật thì mới chỉ có Định, chứ chưa có Tuệ. Muốn trí tuệ được phát triển thì phải tiếp tục tu tập Thiền Tuệ (hay còn gọi là thiền quán, thiền vipassana).

Còn vì sao các tổ khuyến khích pháp môn này thì dễ hiểu nhất là nó phù hợp với nhiều người, nhất là căn cơ thấp kém của con người trong thời mạt pháp này. Có thể là một cầu nối để con người sau khi chết được tái sinh tới cõi trời nào đó thích hợp hơn cho việc tu tập thiền để giác ngộ giải thoát. Các tổ (cả Thiền cả Tịnh Độ) rất có thể tu tập ở một trình độ có khả năng hiểu được điều đó.

Còn bản thân những người như mình chọn tu tập thiền nguyên thủy vì cứ căn cứ theo kinh sách gốc Nikaya gần gũi với thời Đức Phật nhất, thì tu tập giác ngộ giải thoát là theo con đường Giới - Định - Tuệ có một hệ thống rõ ràng rành mạch tuần tự các bước, các việc phải làm để có thể tu tập đến được đích cuối cùng, tất nhiên không phải trong kiếp này thì cũng là duyên lành cho nhiều kiếp tới.

Các thiền sư nổi tiếng cũng không xác nhận là họ là bậc giác ngộ, thứ nhất vì giới luật cấm không được nói ra, thứ hai là có thể họ chưa giác ngộ. Còn khi giác ngộ thì có lẽ là sẽ tự biết thôi, giống như khi xưa thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thì ngài cũng biết vậy.
Các ý bạn nói đa phần giống suy nghĩ của mình nhưng có 1 số chỗ mình muốn chia sẻ thêm để nếu ai đọc được tới đây cũng sẽ hiểu rõ hơn về một số nhận định ở các mục trước
1. Thiền không phải là đi đứng nằm ngồi, Phật cũng không có hình thái nhất định,
- Thiền chính là ngoài không chấp tướng (như một bạn đã nói "phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Không phải nó không tồn tại mà nó là giả tướng sanh diệt trong từng sát na), Định là trong không động tâm, không có ý niệm vọng tưởng khởi lên thì tự phát sinh trí tuệ nhìn thấy được tướng chân thật của thế gian.
2. Chúng sanh hữu tình có Phật tánh, chúng sanh vô tình có Pháp tánh. Phật ở đây chính là giác ngộ tự tánh, chính là cái biết, cái chân tâm bản tánh của chính mình. Vì vậy ta lên chùa chính là thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình với Phật (người tìm ra con đường giác ngộ giải thoát), lạy tượng Phật cũng chính là lạy Phật trong tâm ta và Phật trong chúng sanh khác. Vì sao mọi người thường hay đi chùa là vì nơi đó từ trường rất tốt ít người khởi vọng niệm làm thân tâm người ta thanh tịnh hơn chứ không phải nơi để cầu cúng....
3. Cư sĩ tại gia lập gia đình sinh con, làm ăn kinh doanh tiêu biểu có ngày Duy Ma Cật. Ngay cả tôn giả Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên khi gặp ngài cũng phải đảnh lễ 3 lạy, nhiễu phải 3 vòng, cũng kinh như đối với Đức Phật Thích Ca, ngài đại diện tiêu biểu cho hàng cư sĩ tại gia giác ngộ chứng minh cho câu "Phật pháp tại thế gian không lìa thế gian giác" chứ không phải nhất định phải xuất giá sau 7 ngày nếu không sẽ chết
Đời nhà Đường có cả nhà cư sĩ Bàng Long Uẩn đạt dạo giác ngộ hoàn toàn những vẫn nguyện làm cư sĩ. Đời Minh có cư sĩ Viên Liễu Phàm đã hoàn toàn giác ngộ không còn bị trói buộc bởi nhân quả của chính mình nữa.
5. Tịnh Độ hay Thiền Tông hay Mật Tông.... đều phải dựa trên nền tảng của Giới -Định-Tuệ, niệm Phật chũng giống như việc chú trọng vào hơi thở để mọi người tập trung được chánh niệm (không phải chánh hay tà) vì đa phần con người thường bị suy nghĩ vọng tưởng dẫn dắt. Khi đủ đạt tới cảnh giới niệm Phật phát ra từ tự tánh thì cũng sẽ nhận được trí tuệ tự tánh vốn có.
6. Người giác ngộ thì tự mình mình biết hoặc được ấn chứng từ những người đã giác ngộ không thể diễn tả bằng lời nói vì vốn tự tánh không có hình thái nhất định. Người mà tự nhận mình giác ngộ thì chưa giác ngộ, tự nhận đạt định tức chưa định.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

zuzu90

Yếu sinh lý
Hữu tình hay vô tình chúng sinh đều có nghiệp duyên và cũng nhờ có nghiệp duyên nên mới hiện hữu tồn tại vậy bậc giác ngộ thì xử lý nghiệp duyên tnao? Trả hết xong về niết bàn?
 

duynguyenminh

Giáo sư
Hữu tình hay vô tình chúng sinh đều có nghiệp duyên và cũng nhờ có nghiệp duyên nên mới hiện hữu tồn tại vậy bậc giác ngộ thì xử lý nghiệp duyên tnao? Trả hết xong về niết bàn?
Bài thơ tình Trung Quốc: anh xin đổi 3 kiếp để được 1 kiếp bên em
Em luôn là cánh hoa đào dõi theo anh trên đường đời
 

aliba3

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Tò mò chút nếu gọi là tu luyện sẽ đạt đc thần thông, vậy đó là tu luyện những gì ?
Nói về thần thông ở thời hiện đại này nghe có vẻ điên, nhưng không phải là không có, chỉ là nó ở mức nào, và người luyện có thể triển khai/kiểm soát ra sao. Muốn luyện thần thông thì phải tu tập thiền định tập chú tâm vào một đề mục cụ thể. Trong 40 đề mục thiền định mà Đức Phật dạy, có 10 đề mục đề mục Kasina (hình tròn với các màu sắc khác nhau) giúp người tu tập phát triển thần thông khi đạt được định lực nhất định, và cũng phải biết cách tu tập (do được hướng dẫn, hoặc tiền kiếp đã từng tu tập có thần thông).

Thiền định thì không chỉ trong đạo Phật mới có, thậm chí nó còn có trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Từ xa xưa đến nay, các yogi ở Ấn Độ cũng tu tập thiền định, và cũng có người có các khả năng đặc biệt (thần thông). Nhiều nhà sư Phật Giáo khi tu tập thiền định cũng có những thần thông nhất định, nhưng giới luật không cho phép họ thể hiện với người khác, vì điều đó khiến bản thân người đó và những người hâm mộ dễ lầm đường lạc lối, đi vào con đường tà.

Khi tìm hiểu sâu về đạo Phật sẽ thấy rằng tu luyện thần thông không là gì cả, mất mấy chục năm để có được một khả năng đặc biệt, nhưng vẫn không thoát khỏi luân hồi, vẫn chết và tái sinh như thường. Do đó, những tu sĩ đạo Phật chân chính thường không chú trọng việc luyện thần thông, mà chỉ hướng tới tu tập để giác ngộ.
 

phamthenhantoc

Yếu sinh lý
T không tin kiếp trước, ko tin kiếp sau. Sống chỉ vì kiếp này, càng ko tham lam sống tới kiếp sau. T chỉ tin những gì t thấy, đối với tao đạo là bàn tay của quyền lực. Từ thuở xa xưa, khi các triều đại dùng pháp luật để cai trị dân đen, khiến dân đen phải phục tùng. Nhưng lâu dần họ thấy cai quản bằng luật pháp sẽ khiến bọn dân đen phản kháng và chống đối. Vì vậy họ nghĩ ra thần linh.
Chỉ có cái gì mà con người ko hiểu biết và mơ hồ mới khiến bọn dân đen bán tín bán nghi, từ đó họ phục tùng. Châu âu có Tin Lành, Thiên chúa giáo, Công giáo; Trung đông có đạo hồi; Ấn độ có Hindu giáo, Phật giáo, Bà La Môn; Trung Quốc có Đạo giáo, Nho giáo; Và đây là những nền văn minh lớn. Họ phải nghĩ ra đạo để khống chế dân đen bảo vệ cơ đồ của họ. Còn những nước nhỏ như VN, Lào, Cam, Thái,... họ chưa nghĩ ra nên phải mượn tín ngưỡng của nơi khác để phục vụ chế độ cầm quyền.
 

aliba3

Yếu sinh lý
Chủ thớt
1. Thiền không phải là đi đứng nằm ngồi, Phật cũng không có hình thái nhất định. Thiền chính là ngoài không chấp tướng (như một bạn đã nói "phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Không phải nó không tồn tại mà nó là giả tướng sanh diệt trong từng sát na), Định là trong không động tâm, không có ý niệm vọng tưởng khởi lên thì tự phát sinh trí tuệ nhìn thấy được tướng chân thật của thế gian.

5. Tịnh Độ hay Thiền Tông hay Mật Tông.... đều phải dựa trên nền tảng của Giới -Định-Tuệ, niệm Phật chũng giống như việc chú trọng vào hơi thở để mọi người tập trung được chánh niệm (không phải chánh hay tà) vì đa phần con người thường bị suy nghĩ vọng tưởng dẫn dắt. Khi đủ đạt tới cảnh giới niệm Phật phát ra từ tự tánh thì cũng sẽ nhận được trí tuệ tự tánh vốn có.

Định đúng là một nền tảng phải có để Tuệ được sinh khởi. Nhưng nếu một người nhập Định tới mức cao siêu nhưng không biết phương pháp tu tập Thiền Tuệ thì trí tuệ thực sự cũng không thể phát sinh để đạt được giác ngộ. Bằng chứng là nhiều tu sĩ Ấn Độ thuần thục thiền định ở mức cao siêu nhưng cũng không giác ngộ. Trong kinh cũng có nhắc về ông tiên A Tư Đà - người tiên đoán thái tử sẽ đi tu, hoặc 2 người sư phụ dạy thiền định cho thái tử Tất Đạt Đa đều là những cao nhân thiền định nhưng không biết tu thiền tuệ để giác ngộ.

Do vậy, quan điểm về việc khi có Định (từ tu thiền định hoặc từ niệm Phật) là sẽ tự phát sinh trí tuệ như tự tánh vốn có là rất mông lung và không có cơ sở vững chắc.

3. Cư sĩ tại gia lập gia đình sinh con, làm ăn kinh doanh tiêu biểu có ngày Duy Ma Cật. Ngay cả tôn giả Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên khi gặp ngài cũng phải đảnh lễ 3 lạy, nhiễu phải 3 vòng, cũng kinh như đối với Đức Phật Thích Ca, ngài đại diện tiêu biểu cho hàng cư sĩ tại gia giác ngộ chứng minh cho câu "Phật pháp tại thế gian không lìa thế gian giác" chứ không phải nhất định phải xuất giá sau 7 ngày nếu không sẽ chết

Đời nhà Đường có cả nhà cư sĩ Bàng Long Uẩn đạt dạo giác ngộ hoàn toàn những vẫn nguyện làm cư sĩ. Đời Minh có cư sĩ Viên Liễu Phàm đã hoàn toàn giác ngộ không còn bị trói buộc bởi nhân quả của chính mình nữa.

Duy Ma Cật là nhân vật chỉ có trong kinh Hán tạng cho nên mình không bàn tới. Ngay cả kinh nguyên thủy Nikaya còn có nhiều chi tiết không đúng huống chi là những kinh biên soạn về sau này. Đương nhiên mình không phủ nhận kinh sách Đại thừa, nhưng mình không muốn bàn tới.

Viên Liễu Phàm thì không hẳn là bậc giác ngộ, chủ yếu mọi người biết về ông qua tác phẩm Liễu Phàm Tứ Huấn, nhưng trong đó không đề cập đến việc ông tu tập giác ngộ. Hơn nữa, có một điều chắc chắn là một bậc giác ngộ cũng không thể thoát khỏi nhân quả. Họ chỉ không tạo thêm nghiệp mới, còn nghiệp cũ thì khi đủ duyên vẫn phải chịu cho đến khi qua đời. Bằng chứng là Đức Phật sau khi giác ngộ vẫn chịu những quả báo về bệnh tật trên thân thể. Hoặc Mục Kiền Liên dù là Thánh A La hán có thần thông đệ nhất vẫn phải chịu quả báo bị chém chết rồi mới nhập Niết Bàn.

Viên Liễu Phàm có thể thay đổi vận mệnh là do phước đức từ các việc thiện ông làm rất nhiều, giúp cho duyên thay đổi. Luật nhân quả cần phải đủ cả nhân và duyên thì mới trổ quả. Do đó khi hạn chế các duyên xấu thì quả xấu cũng chưa trổ ra.

Không chỉ gia đình Bàng Long, mà hầu hết những tích truyện về các bậc giác ngộ của Thiền Tông Trung Quốc đều mang màu sắc khá huyền bí theo mô típ Hoát Nhiên Đại Ngộ mà không có Đức Phật ở đó để chứng cho là có đúng giác ngộ thật hay không. Mình là người đời sau, đến nay vẫn còn ba chìm bảy nổi ở cuộc đời này thì cũng đủ thấy bản thân dốt nát đến mức nào, nên không dám bàn tới chuyện của các tổ. Nhưng dựa trên lí trí thì đến nay chỉ lựa chọn tu tập theo kinh sách nguyên thủy Nikaya, đúng sai ít nhiều gì thì vẫn gần gũi với những gì Phật Thích Ca giảng dạy nhất.
 

aliba3

Yếu sinh lý
Chủ thớt
Hữu tình hay vô tình chúng sinh đều có nghiệp duyên và cũng nhờ có nghiệp duyên nên mới hiện hữu tồn tại vậy bậc giác ngộ thì xử lý nghiệp duyên tnao? Trả hết xong về niết bàn?
Như vừa trả lời ở bên trên, một bậc giác ngộ khi chưa qua đời cũng không thể thoát khỏi sự kiểm soát của Luật Nhân Quả. Những gì là nghiệp mà đủ duyên tới thì vẫn phải trải qua, dù đó là nghiệp thiện hay nghiệp ác. Sau khi giác ngộ, người đó chỉ không tạo thêm nghiệp mới mà thôi. Mọi thứ sẽ chấm dứt hoàn toàn khi bậc giác ngộ đó qua đời.
 

aliba3

Yếu sinh lý
Chủ thớt
T không tin kiếp trước, ko tin kiếp sau. Sống chỉ vì kiếp này, càng ko tham lam sống tới kiếp sau. T chỉ tin những gì t thấy, đối với tao đạo là bàn tay của quyền lực. Từ thuở xa xưa, khi các triều đại dùng pháp luật để cai trị dân đen, khiến dân đen phải phục tùng. Nhưng lâu dần họ thấy cai quản bằng luật pháp sẽ khiến bọn dân đen phản kháng và chống đối. Vì vậy họ nghĩ ra thần linh.
Chỉ có cái gì mà con người ko hiểu biết và mơ hồ mới khiến bọn dân đen bán tín bán nghi, từ đó họ phục tùng. Châu âu có Tin Lành, Thiên chúa giáo, Công giáo; Trung đông có đạo hồi; Ấn độ có Hindu giáo, Phật giáo, Bà La Môn; Trung Quốc có Đạo giáo, Nho giáo; Và đây là những nền văn minh lớn. Họ phải nghĩ ra đạo để khống chế dân đen bảo vệ cơ đồ của họ. Còn những nước nhỏ như VN, Lào, Cam, Thái,... họ chưa nghĩ ra nên phải mượn tín ngưỡng của nơi khác để phục vụ chế độ cầm quyền.
Mày nói đúng ở chỗ tôn giáo được tầng lớp cai trị nghĩ ra và sử dụng để quản lý tầng lớp dưới. Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo trên Trái Đất đều công nhận điều đó. Nhưng đạo Phật chính thức không phải là tôn giáo. Mày tìm hiểu và thực hành đạo Phật mới hiểu được điều đó.

Đạo là đường, Phật là Buddha có nghĩa là bậc giác ngộ. Đạo Phật là con đường giác ngộ, là những triết lý nhân sinh tồn tại sẵn khi vũ trụ này hình thành. Đức Phật Thích Ca chỉ là người tìm ra con đường đó để dạy lại cho chúng sinh cách thoát khỏi khổ đau như ngài. Chỉ vậy thôi, đừng gắn mác tôn giáo cho Đạo Phật làm gì.

Mày không tin có luân hồi, mày cho rằng chết là hết thì đó là một quan điểm tà kiến, điều đó có thể khiến mày khổ đau trong tương lai. Thôi thì tao chúc mày may mắn vậy!
 

vihentai

Tao là gay
Tu
Định đúng là một nền tảng phải có để Tuệ được sinh khởi. Nhưng nếu một người nhập Định tới mức cao siêu nhưng không biết phương pháp tu tập Thiền Tuệ thì trí tuệ thực sự cũng không thể phát sinh để đạt được giác ngộ. Bằng chứng là nhiều tu sĩ Ấn Độ thuần thục thiền định ở mức cao siêu nhưng cũng không giác ngộ. Trong kinh cũng có nhắc về ông tiên A Tư Đà - người tiên đoán thái tử sẽ đi tu, hoặc 2 người sư phụ dạy thiền định cho thái tử Tất Đạt Đa đều là những cao nhân thiền định nhưng không biết tu thiền tuệ để giác ngộ.

Do vậy, quan điểm về việc khi có Định (từ tu thiền định hoặc từ niệm Phật) là sẽ tự phát sinh trí tuệ như tự tánh vốn có là rất mông lung và không có cơ sở vững chắc.



Duy Ma Cật là nhân vật chỉ có trong kinh Hán tạng cho nên mình không bàn tới. Ngay cả kinh nguyên thủy Nikaya còn có nhiều chi tiết không đúng huống chi là những kinh biên soạn về sau này. Đương nhiên mình không phủ nhận kinh sách Đại thừa, nhưng mình không muốn bàn tới.

Viên Liễu Phàm thì không hẳn là bậc giác ngộ, chủ yếu mọi người biết về ông qua tác phẩm Liễu Phàm Tứ Huấn, nhưng trong đó không đề cập đến việc ông tu tập giác ngộ. Hơn nữa, có một điều chắc chắn là một bậc giác ngộ cũng không thể thoát khỏi nhân quả. Họ chỉ không tạo thêm nghiệp mới, còn nghiệp cũ thì khi đủ duyên vẫn phải chịu cho đến khi qua đời. Bằng chứng là Đức Phật sau khi giác ngộ vẫn chịu những quả báo về bệnh tật trên thân thể. Hoặc Mục Kiền Liên dù là Thánh A La hán có thần thông đệ nhất vẫn phải chịu quả báo bị chém chết rồi mới nhập Niết Bàn.

Viên Liễu Phàm có thể thay đổi vận mệnh là do phước đức từ các việc thiện ông làm rất nhiều, giúp cho duyên thay đổi. Luật nhân quả cần phải đủ cả nhân và duyên thì mới trổ quả. Do đó khi hạn chế các duyên xấu thì quả xấu cũng chưa trổ ra.

Không chỉ gia đình Bàng Long, mà hầu hết những tích truyện về các bậc giác ngộ của Thiền Tông Trung Quốc đều mang màu sắc khá huyền bí theo mô típ Hoát Nhiên Đại Ngộ mà không có Đức Phật ở đó để chứng cho là có đúng giác ngộ thật hay không. Mình là người đời sau, đến nay vẫn còn ba chìm bảy nổi ở cuộc đời này thì cũng đủ thấy bản thân dốt nát đến mức nào, nên không dám bàn tới chuyện của các tổ. Nhưng dựa trên lí trí thì đến nay chỉ lựa chọn tu tập theo kinh sách nguyên thủy Nikaya, đúng sai ít nhiều gì thì vẫn gần gũi với những gì Phật Thích Ca giảng dạy nhất.
y mình ko ngộ thành chánh quả nhưng nhận định sống mình rất đơn giản như kiểu nhân quả ở trên, cho đi không mất mà sẽ nhận lại ở 1 nơi khác với 1 người khác và hoàn cảnh khác. Còn về những thứ bạn n
 

phamthenhantoc

Yếu sinh lý
Mày nói đúng ở chỗ tôn giáo được tầng lớp cai trị nghĩ ra và sử dụng để quản lý tầng lớp dưới. Lịch sử hình thành và phát triển các tôn giáo trên Trái Đất đều công nhận điều đó. Nhưng đạo Phật chính thức không phải là tôn giáo. Mày tìm hiểu và thực hành đạo Phật mới hiểu được điều đó.

Đạo là đường, Phật là Buddha có nghĩa là bậc giác ngộ. Đạo Phật là con đường giác ngộ, là những triết lý nhân sinh tồn tại sẵn khi vũ trụ này hình thành. Đức Phật Thích Ca chỉ là người tìm ra con đường đó để dạy lại cho chúng sinh cách thoát khỏi khổ đau như ngài. Chỉ vậy thôi, đừng gắn mác tôn giáo cho Đạo Phật làm gì.

Mày không tin có luân hồi, mày cho rằng chết là hết thì đó là một quan điểm tà kiến, điều đó có thể khiến mày khổ đau trong tương lai. Thôi thì tao chúc mày may mắn
Thích Ca Mâu Ni phát hiện và dạy tín đồ của ông ta những điều hay lẽ phải. T công nhận điều đó, nhưng thuyết luân hồi cũng chỉ là tưởng tượng mà thôi. Còn mác tôn giáo là đúng vì nó được giới cầm quyền sử dụng, dùng nó để cai trị. T chỉ tin vào thứ trong tầm hiểu biết, còn thứ mơ hồ và dùng để thôi miên về một thế giới tươi đẹp như Thiên Đường hay kiếp sau là 1 điều ko nên. Thôi nói tiếp lại ko hay, t với mày nên dừng lại ha.
 

jame01072022

Yếu sinh lý
Định đúng là một nền tảng phải có để Tuệ được sinh khởi. Nhưng nếu một người nhập Định tới mức cao siêu nhưng không biết phương pháp tu tập Thiền Tuệ thì trí tuệ thực sự cũng không thể phát sinh để đạt được giác ngộ. Bằng chứng là nhiều tu sĩ Ấn Độ thuần thục thiền định ở mức cao siêu nhưng cũng không giác ngộ. Trong kinh cũng có nhắc về ông tiên A Tư Đà - người tiên đoán thái tử sẽ đi tu, hoặc 2 người sư phụ dạy thiền định cho thái tử Tất Đạt Đa đều là những cao nhân thiền định nhưng không biết tu thiền tuệ để giác ngộ.

Do vậy, quan điểm về việc khi có Định (từ tu thiền định hoặc từ niệm Phật) là sẽ tự phát sinh trí tuệ như tự tánh vốn có là rất mông lung và không có cơ sở vững chắc.



Duy Ma Cật là nhân vật chỉ có trong kinh Hán tạng cho nên mình không bàn tới. Ngay cả kinh nguyên thủy Nikaya còn có nhiều chi tiết không đúng huống chi là những kinh biên soạn về sau này. Đương nhiên mình không phủ nhận kinh sách Đại thừa, nhưng mình không muốn bàn tới.

Viên Liễu Phàm thì không hẳn là bậc giác ngộ, chủ yếu mọi người biết về ông qua tác phẩm Liễu Phàm Tứ Huấn, nhưng trong đó không đề cập đến việc ông tu tập giác ngộ. Hơn nữa, có một điều chắc chắn là một bậc giác ngộ cũng không thể thoát khỏi nhân quả. Họ chỉ không tạo thêm nghiệp mới, còn nghiệp cũ thì khi đủ duyên vẫn phải chịu cho đến khi qua đời. Bằng chứng là Đức Phật sau khi giác ngộ vẫn chịu những quả báo về bệnh tật trên thân thể. Hoặc Mục Kiền Liên dù là Thánh A La hán có thần thông đệ nhất vẫn phải chịu quả báo bị chém chết rồi mới nhập Niết Bàn.

Viên Liễu Phàm có thể thay đổi vận mệnh là do phước đức từ các việc thiện ông làm rất nhiều, giúp cho duyên thay đổi. Luật nhân quả cần phải đủ cả nhân và duyên thì mới trổ quả. Do đó khi hạn chế các duyên xấu thì quả xấu cũng chưa trổ ra.

Không chỉ gia đình Bàng Long, mà hầu hết những tích truyện về các bậc giác ngộ của Thiền Tông Trung Quốc đều mang màu sắc khá huyền bí theo mô típ Hoát Nhiên Đại Ngộ mà không có Đức Phật ở đó để chứng cho là có đúng giác ngộ thật hay không. Mình là người đời sau, đến nay vẫn còn ba chìm bảy nổi ở cuộc đời này thì cũng đủ thấy bản thân dốt nát đến mức nào, nên không dám bàn tới chuyện của các tổ. Nhưng dựa trên lí trí thì đến nay chỉ lựa chọn tu tập theo kinh sách nguyên thủy Nikaya, đúng sai ít nhiều gì thì vẫn gần gũi với những gì Phật Thích Ca giảng dạy nhất.
Mình thấy rằng nhiều người đang cho rằng thiền chỉ là cách ngồi xếp bằng tập trung tư tưởng vào hơi thở hay tham thoại đầu..., nhưng có còn có nghĩa rộng hơn rất nhiều biểu trưng qua hoạt động của mỗi người. Đơn cử như Lục tổ Huệ Năng cũng là người đại ngộ từ kinh kim cang, từ đó thấy được tự tánh của mình thì trí tuệ hiện có sẵn trong tự tánh vốn có. Ngài cũng từng nói

"Tâm bình đẳng bất nhị chẳng nhọc trì giới, tâm địa chẳng quấy tự tánh giới

Hạnh ngay thẳng bất nhị đâu cần tu thiền, hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ rồi chỉ cần bảo nhậm khỏi cần tu thiền

Nếu công phu viên mật mãi mãi kể ngu độn cũng phải kiến tánh"

Còn về tấm gương tiên sinh Viên Liễu Phàm mình có nói không bị trói buộc bởi nhân quả không có nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi nhân quả trước đó. Các việc ông làm trong quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai của ông nhưng khi ông nhận ra đã sửa mình thay đổi hành thiện tích đức nhưng lại xuất phát từ tâm buông bỏ. Vì tâm buông bỏ nên không còn bị nhân quả trói buộc.
Còn người sau khi đọc sách và nghe lại lời giáo huấn của ông nhưng không thực hiện hai chữ "buông bỏ" nên dù có làm nhiều việc thiện như thế nào thì vẫn bị trói buộc bởi nhân quả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên