• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Vụ án Hồ Duy Hải án mạng ở Việt Nam năm 2008

Bản án được cho là bất công đối với Hồ Duy Hải vì nhiều lý do hết sức chính đáng. Sau khi hoãn thi hành án, Quốc hội đã tổ chức một đoàn giám sát về vụ án này và phân công bà Lê Thị Nga, lúc đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội trực tiếp giám sát, kiểm tra và báo cáo Quốc hội về vụ án này.

Bản báo cáo ra ngày 15.2.2015 của bà Nga khẳng định “Tòa án hai cấp kết tội Hồ Duy Hải là chưa đủ cơ sở vững chắc, có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm…”.

Dưới đây là một vài tóm tắt kết luận báo cáo của bà Lê Thị Nga về vụ án đầy khuất tất và thiếu công bằng này.

1. Có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra vụ án:

– Cái thớt gỗ được cho là hung khí gây án được công an sai người ra chợ mua về; biến thành tang vật gây án.

– Con dao được cho là hung khí giết người được dân phòng lượm khi thu dẹp hiện trường nhưng công an không thu giữ mà đem đốt đi. Sau đó, con dao tang vật được “tưởng tượng” và vẽ lên trên giấy.

– Chiếc ghế được cho là hung khí trong biên bản nghiệm thu hiện trường và biên bản tạm giữ đồ vật của vụ án là hoàn toàn khác nhau. Ai đã tráo đổi chiếc ghế này.

– Dấu vân tay tại hiện trường vụ án thu được không trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải.

– Công an lưu trữ được vết máu tại hiện trường nhưng chậm tiến hành giám định khiến không thể xác định được máu của ai.

– Không tiến hành giám định thời gian chết của các nạn nhân.
Ngoài ra, luật sư còn chỉ ra những dấu hiệu của việc ép cung, mớm cung; mâu thuẫn trong quá trình đối chất, nhận dạng; quá trình đối chất nhận dạng không có người chứng kiến; hồ sơ vụ án bị chỉnh sửa, tẩy xóa nhiều lần,…

2. Tòa kết án chỉ dựa trên lời khai đầy mâu thuẫn của bị cáo và bỏ qua những sai phạm trầm trọng của cơ quan điều tra:

– Lời khai của Hồ Duy Hải mâu thuẫn ở rất nhiều điểm ở trong nhiều phần trong hồ sơ vụ án: thời điểm (lúc thì 19h 30, lúc thì 20h, lúc thì 20h30); hành vi hiếp dâm ( lúc thì đã thực hiện, lúc thì chưa); hành vi giết người ( lúc thì bằng tay, lúc thì xô đẩy, lúc thì dùng hung khí,…); về con dao bị cho là hung khí ( lúc thì 6cm, lúc thì 3cm); về cái thớt tang vật (lúc thì 10 cm, lúc thì 5cm); …

– Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều có câu: “Cho dù rằng quá trình điều tra vụ án có nhiều thiếu sót về tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng nhưng không nghiêm trọng”. Với những chi tiết đã nêu trên và quyết định tước đoạt mạng sống của một người, liệu những sai phạm trên có nghiêm trọng không?

3. Kết luận trong bán án mâu thuẫn, không khách quan và không đúng với sự thật:

– Hồ Duy Hải có bằng chứng ngoại phạm khi thời gian được xác định để thực hiện một loạt các hành động như di chuyển, cầm đồ, trả tiền và không thể có mặt tại hiện trường vụ án đúng thời gian vụ án xảy ra.

– Tòa án và Viện kiểm sát chăm chăm kết tội Hồ Duy Hải khi đưa ra khẳng định : “không xác định được vết vân tay …”. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án có kết luận giám định dấu vân tay thu được tại hiện trường là: “phát hiện không trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải”.

– Trong phiên tòa sơ thẩm Hồ Duy Hải nhiều lần phản cung, không thừa nhận hành vi giết người nhưng bản án sơ thẩm ghi “tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo đều thừa nhận chính bị cáo là thủ phạm giết chị Hồng và chị Vân”.

– Nhân chứng Đinh Vũ Thường trong vụ án nêu rõ “không thể nhìn rõ khuôn mặt của thanh niên đó”. Tuy nhiên, trong bản kết luận điều tra của công an lại ghi “nhìn thấy bị can Hải”. Công an đã làm sai lệch hoàn toàn hồ sơ vụ án này.

– Con dao và cái thớt được cho là hung khí gây án. Tuy nhiên, như đã nói trước, công an không thu giữ tang vật tại hiện trường mà đi mua ngoài chợ về để làm tang vật vụ án.

– Số tài sản bị mất không hề được xác minh, xem xét từ bên phía thiệt hại ( Bưu điện Cầu Voi) mà chỉ qua trí nhớ và lời khai của Hồ Duy Hải.

4. Bản án áp dụng không đúng điều luật:

– Ngoài tội giết người, Hồ Duy Hải còn bị kết tội Cướp tài sản theo Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự. Nếu như trong Kết luận điều tra và Bản án, Hồ Duy Hải chiếm đoạt tài sản sau khi giết các nạn nhân, tức là không có ý định cướp tài sản trước khi thực hiện hành vi giết người. Do đó, không đủ yếu tố cấu thành tội Cướp tài sản, tức là phải có ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện.

Với những kết luận từ báo cáo của bà Lê Thị Nga, hiện là Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội, Hồ Duy Hải không thể bị kết tội giết người với đầy đủ chứng cứ ngoại phạm dựa trên khoa học và thực tế hiện trường.
 
Chừng như bản án tử hình bằng những chứng cứ buộc tội ảo vẫn chưa đủ, các cơ quan tố tụng còn tặng thêm cho Hồ Duy Hải bản án 2 năm tù về tội đánh bạc mà chứng cứ của vụ án cũng chỉ là… những lời khai. Trong đó, người ta dựa vào lời khai, áp dụng một quy định lỗi thời để đẩy khống số tiền đánh bạc của Hải lên đến 315 triệu đồng. Nhân thân của Hải được bôi đen hoàn chỉnh với những hành vi cờ bạc, cướp của, giết người.

Bản án này bổ sung cho bản án kia, về thời gian, hành vi giết người xảy ra sau hành vi đánh bạc nhưng được xét xử trước nên được ghi vào bản án đánh bạc như một tình tiết tăng nặng. Phiên tòa được xét xử lưu động ngay tại thị trấn Thủ Thừa, nơi Hải cư trú như một cây đinh đóng thêm vào cổ quan tài để Hải vĩnh viễn không thể “đội mồ sống dậy”.

1. Bản án gieo ấn tượng xấu Hải là dân cờ bạc!

Ngoài bản án về tội giết người cướp của, trong năm 2009, Hải còn bị TAND huyện Thủ Thừa “bồi thêm”, xử 2 năm tù về tội “Đánh bạc” theo Khoản 2, Mục B, Điều 248 của Bộ Luật Hình sự: đánh bạc với số “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn”…

Thế nhưng trong lần tiếp xúc với ông T., cựu Xã đội trưởng Nhị Thành trong thời điểm xảy ra vụ án để tìm hiểu thông tin về hiện trường vụ án và qua tiếp xúc với một số người dân, chúng tôi mới lờ mờ hiểu ra tác dụng của bản án đánh bạc. Khi được hỏi về nhân thân của Hải, ông T. đã nói phân đôi: “Hải nó rất ngoan, rất tốt, không có hộ khẩu thường trú ở địa phương nên không ghi tên chính thức vào danh sách dân quân. Nhưng thực tế nó tham gia lực lượng dân quân của xã và việc nào được giao cũng đều làm tốt như tham gia bảo vệ bầu cử, những hoạt động giữ trật tự địa phương”. Chuyện Hải cờ bạc, sau khi vụ án xảy ra ông T. mới biết.

Ngay sau khi đã có quyết định hoãn phiên tòa, 1 người ở địa phương vẫn nửa tin nửa ngờ chuyện Hải có phạm tội hay không vì một lý lẽ: “Cờ bạc nợ nần cỡ đó, giết người cướp của là phải rồi!”

Qua những mẩu chuyện trên cho thấy, bản án phạt 2 năm tù về tội đánh bạc, không có ý nghĩa giáo dục cũng không có ý nghĩa răn đe phòng ngừa tội phạm nhưng có tác dụng bôi đen nhân thân, tạo niềm tin cho người khác về hành vi cướp của giết người của Hải!

2. Buộc tội theo… lời khai

Từ thực tế trên chúng tôi tìm hiểu về bản án đánh bạc của Hải và phát hiện ra nó có nhiều điểm tương đồng với bản án giết người cướp của ở Bưu cục Cầu Voi. Trước hết là bản án này cũng thuần túy dựa trên lời khai mà không có chứng cứ nào.

Đây là vụ án truy xét, bản án không đưa ra 1 bằng chứng nào về hành vi đánh bạc, cũng không thu giữ 1 đồng tiền “tang” nào của Hải cũng như của các bị cáo khác, để thể hiện là “tiền và hiện vật dùng để đánh bạc”. Căn cứ để buộc tội chỉ là lời khai của các bị cáo. Trong phần nhận định, bản án đã ghi: “Tại phiên tòa các bị cáo đều thừa nhận từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008, có chơi cá cược bóng đá “giải ngoại hạng Anh” được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Thông qua các giải bóng đá, Hồ Duy Hải… cá cược với nhau ăn thua bằng tiền mỗi lần thấp nhất 20.000đ và cao nhất là 13 triệu đồng. Ngoài ra Hồ Duy Hải còn tham gia chơi ghi số đề, số tiền thấp nhất là 40.000đ và cao nhất là 4.500.000đ. Lời khai các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với các nội dung được nêu trên và các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ và những người tham gia phiên tòa. Như vậy có cơ sở khách quan các bị cáo phạm tội đánh bạc…”.

Ngoài lời khai, cái tòa xem là chứng cứ không được diện dẫn ra cụ thể là chứng cứ gì. Quyển sổ ghi đề hay số tiền đánh bạc… đều không thấy được thể hiện. Thời gian, địa điểm diễn ra các vụ đánh bạc cũng không được thể hiện cụ thể. Theo quan điểm của cải cách tư pháp, không có chứng cứ về hành vi đánh bạc, không có số tiền đánh bạc thì không có cơ sở để buộc tội. Thế nhưng tòa vẫn tuyên có tội!

3. Nhân khống từ 4.500.000đ thành 315 triệu đồng

Trong phần kết luận, bản án quy kết Hải như sau: “Tham gia đánh bạc dưới hình thức cá cược bóng đá và ghi số đề từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008; trong đó cá cược bóng đá 19 lần; có 2 lần cá cược từ 2.000.000 đến 5.000.000đ; có 1 đêm cá cược 3 trận với số tiền 13 triệu đồng (2 triệu, 5 triệu, 6 triệu đồng) và ghi số đề 29 lần, số tiền thấp nhất là 15.000đ và cao nhất là 4.500.000 x 70= 315 triệu đồng. Hành vi đánh bạc của bị cáo Hải có giá trị đặc biệt lớn được quy định tại Nghị quyết số 02/2003/NQHĐTP ngày 17/4/2003 và Nghị quyết số 01/2006/NQ.HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội Đồng Thẩm Phán TANDTC…

Hành vi đánh bạc của bị cáo diễn ra trong thời gian dài khoảng 12 tháng, thắng thì ít, thua nhiều dẩn đến phạm tội giết người cướp của vào ngày 13/1/2008 và đã bị TAND tỉnh Long An xử phạt tử hình. Hành vi của bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội cần xử phạt nghiêm để răn đe giáo dục phòng ngừa chung”.

Ở đây các cơ quan tố tụng đã áp dụng Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của Hội Đồng Thẩm Phán TAND Tối Cao hướng dẩn thi hành Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã lỗi thời, để nâng số tiền đánh đề của Hải (theo lời khai, chưa biết có thật hay không) lên 70 lần. Tức từ 4.500.000đ nhân lên thành 315 triệu đồng, tạo thành 1 vụ đánh bạc nghiêm trọng đưa Hải vào Khoản 2 Điều 248 với khung hình phạt khá cao, từ 2 đến 7 năm tù.

Vào thời điểm xét xử vụ án này, Luật số 37/2009/QH 12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự (BLHS) đã ra đời với những quy định cởi mở hơn về tội “Đánh bạc”. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, HĐTP TAND Tối cao đã có Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP điều chỉnh lại cách tính tiền hoặc giá trị hiện vật trong hành vi đánh bạc trong đó thay đổi cách tính lỗi thời và bất công của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP như đã nêu.

Thạc sĩ Bùi Ngọc Hà, Giảng viên chính Bộ môn Pháp luật, Trường Đại học CSND đã bình luận về tình tiết này như sau: “Trước đây trong Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP về cách xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc, thì: nếu tiền đặt cược là A, tỷ lệ cược là B thì giá trị tang vật là A + A x B. Với cách tính theo Nghị quyết này trong thời gian vừa qua đã gây ra nhiều khó khăn và không có lợi cho bị can và số tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ là số tiền “ảo” không có thực.

Còn theo điểm mới của Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… như sau: Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc: Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ. Còn trong trường hợp, nếu người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ đó”.

Với bản án quy kết mông lung như vậy, liệu Hải có thật sự phạm tội đánh bạc hay không vẫn còn là dấu hỏi? Riêng việc nâng khống sô tiền đánh bạc từ 4.500.000đ lên thành số tiền “ảo” 315 triệu đồng là đúng pháp luật của thời điểm đó, nhưng chỉ 6 tháng sau, khi Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì cách tính đó đã thành lạc hậu. Nếu căn cứ vào cách tính theo 01/2010/NQ-HĐTP, thì số tiền đánh bạc (nếu có) của Hải chỉ là 4.500.000đ (vì Hải thua chứ không thắng) chứ không phải 315 triệu đồng như đã bị cáo buộc. Và như thế, nếu Hải có phạm tội thì chỉ bị xử theo Khoản 1 Điều 248 với mức hình phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

4. Hải có nợ nần đến mức phải giết người?

Điều lạ lùng hơn nữa, các cơ quan chức năng tô đen nhân thân Hải thêm! Đó là Hải được đưa lên thành bị cáo đầu vụ trong đường dây đánh bạc này và là bị cáo duy nhất trong 10 bị cáo của phiên tòa này bị tuyên án tù giam! Tất cả các bị cáo còn lại chỉ bị tù treo hoặc bị phạt bằng tiền. Điều kỳ lạ là cả đường dây 10 bị cáo phạm tội đánh bạc mà lại không có người tổ chức đánh bạc, có người ghi đề mà không có chủ đề hay thầu đề.

Trong một số lời khai với cơ quan chức năng, Hải cũng tự cho mình đã giết người cướp của vì mắc nợ do thua cờ bạc. Nhưng Hải nợ ai? Không thấy lời khai cụ thể về chủ nợ này.

Thực tế hơn 6 năm qua, gia đình bà Loan cũng không hề bị ai đòi nợ của Hải đã vay mượn. Gia đình Hải có nghèo túng đến nỗi Hải phải mắc nợ đến mức phải đi cướp của giết người trả nợ hay không? Thực tế, bà Loan một mình nuôi con nhưng hoàn toàn không nghèo.

Trước thời gian xảy ra vụ án, bà Loan đi làm thuê nhưng là làm hợp tác lao động ở Đài Loan 3 năm, lương tháng là 15 triệu đồng. Hàng tháng bà gởi về cho con 10 triệu đồng và đó là số tiền có giá trị khá cao thời điểm ấy. Bà ngoại Hải có hơn 3ha ruộng, trong đó có hơn 1ha giải tỏa để làm đường cao tốc được đền bù số tiền khá lớn. Các con đã xây cho bà 1 biệt thự to nằm ngay sau nhà bà Loan. Nhưng buồn vì vụ án của Hải, bà đã về ở trong nhà thờ, ngôi biệt thự này giờ vẫn để không.

Từ tiền lương tích lũy của bà Loan gởi về, tiền bà ngoại trích ra cho, Hải và người em út của bà Loan đã đứng ra xây ngôi nhà khang trang ngay khi bà Loan còn ở Đài Loan. Các chị em bà Loan đã hùn nhau mua chiếc ô tô và Hải đang học lái xe ô tô, định điều khiển chiếc xe này cho gia đình đi lại và làm dịch vụ. Nhưng rất tiếc là vụ án đã xảy ra việc học bị dừng lại. Vô tình hay do sự ngẫu nhiên nào đó, cơ quan tố tụng chỉ ghi lý lịch của Hải là tốt nghiệp lớp 12, không nghề nghiệp mà không ghi nhận là Hải đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng Đại Học Hùng Vương.

Đáng tiếc là những sự vô tình, ngẫu nhiên, tình cờ đã dồn ép bao nhiêu điều bất lợi cho 1 thanh niên bất hạnh!
 
Những tình tiết/nội dung chính mà gia đình Hồ Duy Hải nêu trong các đơn gồm:

1. Bỏ qua và bịa đặt về kết quả giám định dấu vân tay của Hồ Duy Hải: Trong quá trình điều tra, CQĐT đã giám định dấu vân tay của Hồ Duy Hải, so sánh với dấu vân tay của hung thủ thu giữ được tại hiện trường vụ án.

Bản kết luận giám định số 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 kết luận “Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án KHÔNG TRÙNG KHỚP với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải”. Đây chính là CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM, cho thấy chắc chắn Hồ Duy Hải không phải là hung thủ giết người.

Nhưng kết quả giám định dấu vân tay này đã bị RÚT KHỎI HỒ SƠ VỤ ÁN. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát tỉnh Long An đã nói dối trá khi nói rằng “dấu vân tay không giám định được” – thể hiện trong Bản án sơ thẩm (trang 6).

2. Ngụy tạo vật chứng/hung khí con dao gây án: CQĐT kết luận Hồ Duy Hải đã dùng dao cắt cổ hai nạn nhân, nhưng thực tế không thu được tang vật nào như vậy. Sau khi bắt giam Hồ Duy Hải, CQĐT cử người ra chợ mua một con dao và dùng để làm chứng cứ buộc tội. Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự đây không phải là tang vật.

3. Bịa đặt lời khai của nhân chứng duy nhất Đinh Vũ Thường và dùng làm căn cứ kết tội: Trong bản Cáo Trạng viết: “nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong bưu điện” tại thời điểm gây án. Với tình tiết này, cho thấy đây là nhân chứng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định hung thủ là ai.

Thế nhưng khi xét xử, Tòa án đã không triệu tập nhân chứng này tham gia phiên tòa. Trong khi đó, trong biên bản ghi lời khai, nhân chứng Thường chỉ khai “nhìn thấy một thanh niên, và không thể nhận diện được”.

4. Rút hỏi hồ sơ vụ án toàn bộ thông tin/tài liệu về nhân chứng Nguyễn Văn Nghị: Tại thời điểm xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Nghị là người yêu của một trong hai nạn nhân. Trong đêm xảy ra vụ án Nguyễn Văn Nghị có ghé vào bưu điện Cầu Voi và đã bỏ trốn sau khi vụ án xảy ra. Cơ quan điều tra đã từng tạm giữ và lấy lời khai của Nghị. Như vậy, Nguyễn Văn Nghị là một nhân chứng và thậm chí có thể là một nghi can. Thế nhưng sau đó toàn bộ thông tin về Nguyễn Văn Nghị đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án một cách rất bất thường.

5. Làm sai lệch hồ sơ vụ án: CQĐT đã loại bỏ/không sử dụng 6 trong số 9 kết quả giám định/xác nhận mà chính họ đã trưng cầu giám định và xác minh, liên quan đến vụ án. Những tài liệu bị loại bỏ này chính là những chứng cứ chứng minh Hồ Duy Hải không liên quan đến vụ giết người. Đặc biệt là bản kết luận dấu vân tay Hồ Duy Hải. Nhiều tờ Biên bản ghi lời khai đã bị điều tra viên chỉnh sửa, ghi thêm nội dung vào.

6. Hồ Duy Hải đã liên tục kêu oan ngay từ khi xét xử sơ thẩm: Tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm Hồ Duy Hải đều kêu oan, không thừa nhận mình là người đã thực hiện hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết – thể hiện trong Bản án sơ thẩm và Biên bản phiên tòa phúc thẩm. Trong lời nói sau cùng trước khi Tòa tuyên án phúc thẩm, Hồ Duy Hải đã nói “đề nghị xem xét lại vụ án này”.

Ngày 22/11/2019 vừa qua, VKSNDTC đã có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7, với nội dung đề nghị hủy toàn bộ hai bản án kết tội Hồ Duy Hải, điều tra lại vụ án.

Điều đáng nói, là toàn bộ những nội dung và phân tích của VKSNDTC nêu trong Quyết định kháng nghị hoàn toàn trùng khớp với nội dung nêu trong các đơn kêu oan và tố giác của gia đình Hồ Duy Hải trong suốt thời gian qua.
 
Vậy là phiên Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, người đã bị 2 phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm kết án tử hình vì can tội giết 2 nhân viên bưu điện Cầu Voi đã khép lại với một kết quả đúng như dự đoán của nhiều người. Hội đồng thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị vụ Hồ Duy Hải với kết quả 17/17.

Có nghĩa là Hồ Duy Hải vẫn sẽ phải chịu tử hình.

Ngay từ việc đuổi luật sư Trần Hồng Phong, không cho ông tham dự phiên tòa vì “hết phận sự”, khi ông mới tham dự phiên tòa được buổi sáng 6/5, mặc dù giấy mời ông tham dự 3 ngày, đã làm cho dư luận nghi ngờ về một phiên tòa thiếu công minh.

Việc tòa Giám đốc thẩm tuyên y án là rất dễ hiểu vì những lý do sau:

1. Người ngồi ghế chánh án, Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm hôm nay là ông Nguyễn Hòa Bình, người mà năm 2011 đã bác đề nghị Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Nay nếu ông tuyên khác đi thì chẳng khác gì … nhổ ra rồi lại liếm.

2. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Vì ngay từ khi điều tra viên và một số phương tiện truyền thông như VTV và một số báo đài khác, rêu rao rằng, “mặc dù thừa nhận có một số sai sót trong quá trình điều tra, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. Có nghĩa là một số báo chí đã được chỉ đạo từ trước, phải định hướng dư luận viết theo chỉ đạo.

Lời tuyên bố của Chánh án Nguyễn Hòa Bình như sau: “Việc truy tố và xét xử Hải với tội danh sát nhân, cướp của là đúng người, đúng tội, không oan. Trong quá trình điều tra, cơ quan CSĐT đã có một số sai sót nhất định, nhưng không đáng kể, đặc biệt, không làm ảnh hưởng đến bản chất tội phạm của Hải. Hơn nữa, chính Hải cũng đã có nhiều lời khai nhận tội. Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả của Hải gây ra làm chết 02 mạng người, do đó, tòa án cấp sơ và phúc thẩm tuyên bị án có tội và phải chịu chung hình phạt cho cả 02 tội là dựa cột là có căn cứ”.

Danh sách 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết, nhất trí 100% bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm Sát và Y ÁN TỬ HÌNH với Hồ Duy Hải trong phiên giám đốc thẩm chiều nay, 08/05/2020:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

1- Nguyễn Hòa Bình.

Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

2- Bùi Ngọc Hòa: Phó Chánh án thường trực
3- Tống Anh Hào
4- Nguyễn Văn Tiến
5- Nguyễn Văn Thuân
6- Nguyễn Thúy Hiền
7- Dương Văn Thăng, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương
8- Lê Hồng Quang

Các thẩm phán Tòa án nhân tối cao:

9- Nguyễn Trí Tuệ
10- Lương Ngọc Trâm
11- Lê Văn Minh
12-Nguyễn Văn Du
13- Chu Xuân Minh
14- Đặng Xuân Đào
15- Trần Văn Cò
16- Đào Thị Xuân Lan
17- Nguyễn Thị Hoàng Anh

Chỉ riêng với việc các vị thẩm phán biểu quyết 100% y án sơ thẩm đã chứng tỏ việc đưa vụ án Hồ Duy Hải ra Giám đốc thẩm chỉ là một trò hề, một vở kịch không hơn không kém, nhằm đánh lừa dư luận mà thôi.

Lịch sử sẽ ghi danh các vị thẩm phán này, vì đã có công giết người vô tội.

Xin mượn lời tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc tại phiên tòa ngày 14/9/ 2018, khi bị tòa án Thái Bình kết án tù 13 năm, 5 năm quản chế với tội danh là “âm mưu lật đổ chính quyền”, thì ông không thèm nói một lời nào để biện bác hoặc xin xỏ cho mình, mà chỉ chửi đổng một câu: “Đ.M. TÒA”.
 
Cái được cho là quần áo của Hồ Duy Hải mặc khi gây án là… 1 mẫu vải, đoạn dây thắt lưng được thu từ 1 đống tro, 3 tháng sau khi xảy ra vụ án, lại là đống tro của ngôi nhà khác so với ngôi nhà của Hải khai. Cơ quan điều tra còn mượn cả nữ trang của em gái Hải đưa vào hồ sơ vụ án. Nhân chứng cũng vơ vét từ những người dân phòng dọn dẹp hiện trường sau khi đã khám nghiệm xong. Liệu có thể tử hình một con người bằng bản án vi phạm tố tụng từ cả 3 khâu: Điều tra, truy tố và xét xử?



Như đã thông tin, cả 3 thứ hung khí: Con dao, cái thớt, và chiếc ghế innox được cho là Hải dùng để giết 2 nạn nhân đã bị luật sư bác bỏ vì không được thu thập, lưu giữ theo đúng trình tự quy định tố tụng. Tất cả chỉ… nghe qua báo cáo của những đội viên dân phòng dọn dẹp hiện trường. Bản án phúc thẩm cũng thừa nhận các sai sót này nhưng vẫn khẳng định rằng đây chính là hung khí gây án!

1. Không có vật, lời khai bất nhất vẫn xem dao là hung khí

Bản án phúc thẩm đã nhận định như sau: “Xét, mặc dù qua điều tra không thu giữ được thớt tròn là hung khí đập vào đầu nạn nhân Ánh Hồng, dao Thái Lan là hung khí dùng để cắt cổ các nạn nhân, song những cung khai của bị cáo Hải đều phù hợp với bản ảnh hiện trường có con gấu nhồi bông, bịch trái cây, tấm nệm, có thớt tròn bằng gỗ, có ghế inox. Có việc bị cáo cho anh Võ Minh Dương sim card của bị cáo, có việc bị cáo đốt quần áo, dây thắt lưng ở vườn sau nhà chị Len… Các nhân chứng Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Váng là các đội viên dân phòng được Bưu cục Cầu Voi thuê dọn dẹp hiện trường sau khi khám nghiệm thu con dao Thái Lan tại kẹt vách chỗ tấm bảng sau đó có báo với công an, nhưng do dao không dính máu nên không thu giữ…”.

Không phải là luật sư bào chữa hay kêu oan cho bị án Hải, nhưng luật sư Trịnh Minh Tân, nguyên là Kiểm sát viên nhiều kinh nghiệm, từng giữ vai trò công tố trong “đại án” Năm Cam, đã bức xúc trước cáo buộc vô lý này và đã có văn bản gởi TAND Tối cao, VKSND Tối Cao.

Ông phản bác như sau: “Như vậy, án phúc thẩm xác định “thớt tròn” và “dao Thái Lan” là công cụ mà bị án Hồ Duy Hải sử dụng để thực hiện tội phạm. Cũng có nghĩa đây là vật chứng được coi là chứng cứ quan trọng nhất để kết luận bị án Hồ Duy Hải thực hiện hành vi giết người.

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, 2 công cụ coi là vật chứng được xác định là chứng cứ thì chỉ hiện hữu trên lời khai của Hải và các đội viên dân phòng, không có tính xác thực cần có để đánh giá đó là chứng cứ.

Con dao Thái Lan trên thực tế không được thu giữ mà chỉ được… mô tả qua các lời khai của đội viên dân phòng. Do đó không thể coi lời mô tả đồ vật không được kiểm chứng là vật chứng được. Ngay cả cái thớt tròn có trong bản ảnh nhưng không được thu giữ, không có mô tả kích thước thì trong trường hợp này không thể khẳng định đó là vật chứng của vụ án”.

Còn con dao gây án? Như đã nói ở kỳ trước: theo Biên bản Khám nghiệm hiện trường thì cơ quan chức năng đã rất cẩn thận, xem xét rất kỹ từng đồ vật, dấu vết, đặc biệt là khu vực cầu thang, chung quanh nơi có 2 thi thể nạn nhân, kể cả khu vực trong gầm cầu thang. Phát hiện rất nhiều đồ vật như hạt cơm, bún phơi khô, bịch cơm khô, bộ phận bếp dầu, thau nhựa, tô, chén, dĩa, rổ nhựa, bình nước, thùng mì gói,.. Và đã kết luận: “Chúng tôi không phát hiện thấy dấu vết đồ vật nào khác có liên quan đến vụ việc”. Thế mà chỉ qua ngày hôm sau, các đội viên dân phòng trong quá trình dọn dẹp hiện trường đã “thấy” 1 con dao “mới tinh” tại bưu cục. Và điều lạ là con dao thu được sau đó chỉ cách vị trí xác 2 nạn nhân chưa đầy 0,5m. Vậy sao cả ngày hôm trước không thấy?

2. Vật sắc bén đâu chỉ có con dao Thái?

Ngoài nguồn gốc mơ hồ, cũng không có chứng cứ nào cho thấy chính con dao ấy là hung khí cắt cổ 2 nạn nhân. Theo Bản Giám định pháp y số 21/PY.08 và 22/PX.08 ngày 17/1/2008 của Phòng Giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa Long An (BL 60 và 61) thì nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân đều tử vong do: “Bị vết thương hở làm đứt ngay vùng cổ phía trước gây choáng chấn thương, mất máu cấp”. Và tại văn bản số 37/GT.PX08 ngày 7/4/2008 của Phòng Giám định Pháp y Bệnh viện Đa khoa Long An (BL 63) v/v trả lời giải trình dấu vết trên cơ thể nạn nhân đã xác định: “Cả 2 nạn nhân đều bị vết thương hở, có bờ mép sắc gọn làm cắt đứt phần cổ trước…”. Tất cả những điều đó làm cho chúng ta suy nghĩ là vật sắc bén.

Nhưng vật sắc bén ấy là gì? Có phải là con dao như lời nhận tội của bị cáo Hải hay không? Có mối liên hệ nào giữa con dao nhặt được và hành vi giết người?

Kết luận giám định chỉ ra hung khí là vật sắc bén, còn các anh dân phòng chỉ khai phát hiện con dao. Còn việc xem lời nhận tội của bị cáo rằng bị can sử dụng con dao để gây án và con dao ấy chính là con dao mà các anh dân phòng phát hiện là suy diễn và không phù hợp.

Cơ quan điều tra có tổ chức nhận dạng con dao, nhưng như chúng tôi trình bày ở phần sau, các Biên bản nhận dạng này vi phạm thủ tục tố tụng nên không thể được xem là chứng cứ. Hơn nữa, nếu có cũng chỉ là chứng cứ là phù hợp về con dao tức loại dao, kích thước con dao, vị trí phát hiện con dao chứ không phải tình tiết sử dụng con dao để cắt cổ 2 nạn nhân. Xin nhắc lại không có bất cứ chứng cứ nào xác định hung thủ có sử dụng dao hay không? Và nếu có thì dao nào? Có phải con dao được các nhân chứng phát hiện hay không?

Theo cáo trạng thì tư thế, động tác của hung thủ khi thực hiện dùng dao cắt cổ 2 nạn nhân đều giống nhau là cả 2 nạn nhân đều nằm, bất tỉnh, hung thủ tay phải cầm dao, tay trái nắm tóc nạn nhân và cắt thật mạnh 2 cái vào cổ nạn nhân (BL 520). Thế nhưng, theo Bản giám định pháp y (BL 60 và 61) thì đường cắt lại có hướng khác nhau. Cụ thể đường cắt trên vùng cổ của nạn nhân Hồng là từ trái sang phải, còn đường cắt trên vùng cổ của nạn nhân Vân lại từ phải sang trái.

3. Lấy mẫu tro than nhà hàng xóm, sau 3 tháng vẫn xem là phù hợp

Về mẫu tàn than tro, theo Kết luận điều tra (BL 387) và bản án phúc thẩm cũng nhắc lại: “Sau khi gây án khoảng 1 tuần, sợ bị phát hiện, Hải lấy số quần áo mặc gây án và dây thắt lưng đem ra vườn phía sau nhà bà Nguyễn Thị Len (dì ruột của Hải) đốt”. Cáo trạng cho rằng phù hợp với Bản giám định số 3200/C21B ngày 8/5/2008 của Viện Khoa học hình sự, rằng: “Số tro than trên có thành phần vải và nhựa poliester…”. Bản án sơ thẩm cũng cho rằng trong quá trình điều tra cũng có thu được “… 1 đoạn dây thắt lưng bị cháy dở, 1 mảnh vải cháy dở màu đen sọc xanh”. Sự liên kết có hệ thống này tưởng như chuyện Hải đốt tiêu hủy quần áo mặc trong lúc gây án là có thật!

Nhưng đối chiếu với các tài liệu khác thì kết luận này là suy diễn và không phù hợp! Cơ quan điều tra có lấy mẫu tro đốt này đưa đi giám định, kết luận giám định số 3200/C21B (BL 70) thì rất chung chung là: “Trong mẫu tàn than tro gửi đến giám định có thành phần vải và nhựa Poliester”. Mà những chất đó thì bất kỳ đống tro rác nào hầu như cũng có. Kết luận giám định cũng nêu rõ: “Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và sim card”.

Oái oăm hơn, đống tro được lấy mẫu là đống tro nào? Lấy vào thời điểm nào? Cáo trạng ghi: “Bị can sợ bị phát hiện mới lấy quần áo đã mặc lúc gây án và 1 sợi dây nịt bằng da ra phía sau vườn nhà chị Len (dì của bị can) đốt để phi tang (BL 54)”. Nhưng tại quyết định trưng cầu giám định ngày 27/3/2008 (số 01 của CQĐT – BL 67) thì số tro, than gởi đi giám định lại là thu “tại phía sau nhà của Hải“. Việc thu này là vào ngày 21/3/2008, tức hơn 3 tháng sau kể từ ngày được xem là Hải đốt. Và thu ở được vị trí khác với vị trí xác định là Hải đốt. Nghĩa là mẫu tang vật này được thu từ 1 địa điểm khác với lời khai, được thu vào 3 tháng sau khi Hải “đốt”.

Quan trọng nhất, khi kết luận giám định cho rằng không kết luận được gì, nhưng từ kết luận điều tra, cáo trạng, cả 2 bản án sơ phúc thẩm đều lấy đó làm căn cứ và cho rằng phù hợp để buộc tội Hải. Thực tế, bà Nguyễn Thị Rưởi, dì của Hải, cho biết do ở nông thôn, không có dịch vụ thu chở rác nên không riêng nhà bà mà nhiều nhà khác đều có thói quen quét gom rác vào một chỗ rồi đốt hủy. Lúc nào phía sau nhà bà Len, Rưởi, Loan (mẹ Hải), nằm liền kề nhau, cũng có 2-3 đống tro như vậy. Việc các cơ quan tố tụng xem những đống than bất kỳ như vậy là bằng chứng giết người thì thật là nguy hiểm cho người dân!
 
Bản án phúc thẩm cũng thừa nhận những sai sót, vi phạm tố tụng trong hồ sơ vụ án, nhưng vì căn cứ vào hơn 20 lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải nên tuyên y án tử hình! Điều là lạ, Hải nhận luôn cả những tình tiết nhân thân không có thực, gây bất lợi cho mình như: “Ăn chơi, ham mê cờ bạc, thiếu giáo dục”… Nhưng mỗi lần được gặp luật sư, gia đình và 2 lần trước phiên tòa sơ, phúc thẩm, Hải đều kêu oan.



Liệu Hải có bị bức cung trong điều kiện bị giam giữ, cách ly hoàn toàn với gia đình, xã hội?

1. Triệu tập, lấy lời khai nhiều người nhưng chỉ có hồ sơ của Hải

Luật sư Nguyễn Văn Đạt, người bào chữa kêu oan cho Hải đã nhấn mạnh: “Ngay sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã triệu tập lấy lời khai của nhiều người tình nghi. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, lời khai của những người này đều không còn trong hồ sơ vụ án. Vậy những tài liệu, bút lục này hiện đang ở đâu? Cơ quan điều tra có lấy dấu vân tay của những người được triệu tập này để đối chiếu với dấu vân tay thu được tại hiện trường hay không (vì dấu vân tay kết luận không phải của Hải)? Có người nào “trùng” hay không?

Và theo tổng hợp lời khai tại cơ quan điều tra, 1 tờ báo có nêu: “Lúc 20h10 ngày 13/1, N. (một người được cơ quan điều tra triệu tập lấy lời khai) thấy 1 người nam dáng cao trắng trẻo, mái tóc trước quăn, đang ở bưu điện, biết là tình địch của mình nên bỏ đi ra. 1 nhân chứng đến mua thẻ cào điện thoại tại bưu điện này vào khoảng 18h20, cũng nói có thấy người trong Bưu điện Cầu Voi giống như người mà N. mô tả”. “Vậy cơ quan điều tra đã làm rõ nhân vật này hay chưa, có liên quan gì đến vụ án hay không? “Tình địch” của N. thì N. biết rõ, vậy là ai? Tại sao trong toàn bộ hồ sơ vụ án chúng tôi không tìm thấy tài liệu nào liên quan đến những thông tin này?”, luật sư Đạt thắc mắc.

Rõ ràng, cơ quan điều tra đã không truy tìm hung thủ giết 2 nữ nhân viên bưu điện từ các chứng cứ khách quan, mà chăm bẵm “thủ phạm” Hải, nên chỉ tập trung tài liệu chứng cứ cho mục tiêu này. Có nghĩa là kết quả xác định hung thủ đã có trước khi có kết luận điều tra, công việc còn lại chỉ là… chứng minh tội phạm của hung thủ. Ngay với nhân chứng Vũ Đình Thường, người đến Bưu Cục gọi điện thoại cũng được cơ quan điều tra triệu tập và tạm giữ 1 tuần lễ để ghi lời khai, nhưng chỉ giữ lại bản lời khai có nhìn thấy 1 thanh niên ngồi trong bưu cục! Và cáo trạng đã suy diễn sai lời khai này, là: “thấy Hồ Duy Hải ngồi trong bưu cục!”.

2. Soạn kịch bản trước, tìm diễn viên phù hợp

Theo Báo Pháp Luật Việt Nam và một số tờ báo dẫn nguồn tin từ cơ quan điều tra thì ngay từ đầu, cơ quan điều tra xác định thời gian 2 nạn nhân tử vong vào khoảng 20h – 21h ngày 13/1 (mặc dù không có 1 căn cứ khoa học hoặc bằng chứng thực tế nào, do không khám nghiệm thời gian chết của tử thi). Cũng theo bài báo này, ngay lúc đó, cơ quan điều tra đã có suy đoán diễn tiến của vụ án xảy ra tương tự như… lời khai nhận tội của Hải sau này: “Kết quả khám nghiệm tử thi không phát hiện có sự xâm hại tình dục nào trước khi các nạn nhân bị sát hại. Theo lời khai của một số đồng nghiệp làm chung với 2 thiếu nữ xấu số, 2 cô gái này thường ngày có đeo nhiều trang sức như nhẫn vàng, bông tai, dây chuyền, vòng xi-men. Tuy nhiên khi xác 2 nạn nhân được phát hiện thì số nữ trang trên đã biến mất.

Trong bản tổng hợp báo cáo nhanh gửi ban giám đốc, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh xác định đây là 1 vụ án giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng. Hiện trường vụ án không có sự giằng co, xáo trộn, cách thức sát hại 2 nạn nhân giống nhau nên có thể kẻ thủ ác chỉ có 1 người, và đối tượng này nhất định phải có quen biết với các nạn nhân nên mới có cơ hội ra tay bất ngờ khiến họ không kịp có bất kỳ phản ứng nào dù là giãy giụa. Cảnh sát đánh giá hung thủ đã chuẫn bị sẵn kế hoạch gây án và thực hiện kế hoạch này một cách hoàn hảo. Sau khi hoàn thành tội ác, hung thủ đã xóa sạch tất cả các dấu vết để lại tại hiện trường, rút lui “êm ru” cùng số tài sản cướp được”.

Bài báo còn nhấn mạnh và đề cao việc điều tra theo hướng suy đoán chủ quan của điều tra viên “…Các điều tra viên buộc phải “giải mã” vụ án từ phương pháp suy luận logic, căn cứ trên những dấu vết ít ỏi khác tại hiện trường. Cơ quan điều tra mạnh dạn đặt giả thiết hung thủ và 2 nạn nhân có quen biết từ trước, ngay khi đến chơi đã tìm cách điều thiếu nữ Vân đi ra ngoài, có thể là đi mua trái cây để có thời gian ra tay sát hại Hồng. Sau khi “làm thịt” người thứ nhất, hung thủ nhanh tay dọn dẹp hiện trường, kéo xác giấu ở chân cầu thang rồi ẩn mình vào một nơi kín đáo đợi Vân về. Khi cô gái mang bịch trái cây về để trên bàn, kẻ ác bất ngờ lao ra tiếp tục sát hại.

Một điểm đáng lưu ý nữa là hiện trường gây án là nơi có nhiều người thường lui tới nhưng hung thủ đã chọn thời điểm bưu điện sắp đóng cửa, khó có người còn tìm đến. Như vậy đối tượng nhất định phải nắm được quy luật hoạt động của bưu điện, thậm chí cả quy luật của những người thường đến bưu điện giao dịch, như vậy hung thủ đã đến nơi này rất nhiều lần. Trước thực tế án mạng thảm khốc gây hoang mang dư luận, ban giám đốc công an tỉnh chỉ đạo ban chuyên án phải khẩn trương phá cho bằng được vụ án trong thời gian sớm nhất”.

Dễ nhận thấy rằng: chỉ cần điền tên nhân vật vào dự đoán này là giống y như những lời khai nhận của Hải sau này và đưa ra tòa xét xử. Công an đoán như thần?

3. Cướp của sao không lấy tiền vàng?

Theo kết luận điều tra và cáo trạng, bị cáo Hồ Duy Hải đã dùng vũ lực giết chết nạn nhân Hồng, vì động cơ tức giận do không đạt được ý định quan hệ sinh lý với nạn nhân. Chi tiết này được Hải “miêu tả” rất cụ thể, tỉ mỉ như một cuốn phim sex trong bản lời khai tại cơ quan điều tra. Còn động cơ giết Vân là vì sợ Vân phát hiện. Như vậy, trong vụ án này Hải hoàn toàn không nhằm mục đích cướp tài sản. Thế nhưng, có lẽ tình huống này không phù hợp với kết quả khám nghiệm tử thi, nên cơ quan điều tra bỏ qua hướng điều tra này và chuyển sang 1 hướng mới. Theo đó, động cơ phạm tội của Hải lúc này được xác định là giết người, cướp tài sản!

Rất tiếc là những suy đoán này dựa trên nền thông tin không chính xác của việc điều tra quá sơ sài nên để xảy ra những mâu thuẫn, mà từ kết luận điều tra, cáo trạng đến 2 bản án không giải thích được là về động cơ, hành vi gây án. Về hình ảnh hiện trường cho thấy, Hồng bị cuộn áo lên khỏi ngực, khám nghiệm âm đạo có dịch nhưng nhầy, không lấy mẫu dịch xét nghiệm lại kết luận không có dấu hiệu hiếp dâm là điều hết sức mâu thuẫn! Xác định động cơ Hải giết người, cướp của hết sức lơ mơ!

Luật sư Đạt đã phân tích mâu thuẫn này như sau: các cơ quan chức năng cũng như truyền thông chưa đề cập và làm rõ động cơ, mục đích phạm tội của hung thủ trong vụ án này. Trong khi, theo quy định tại Điều 63 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, đây là 1 trong những “vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự”.

Theo biên bản khám nghiệm hiện trường, có 1 két sắt điện tử hiệu Hòa Phát được đặt ngay tại nơi 2 nạn nhân bị giết. Qua kiểm tra, két sắt còn nguyên chùm chìa khóa đang ghim trên ổ khóa. Đặc biệt, theo cáo trạng, khi kiểm tra trong két sắt điện tử có 1 nhẫn kim loại màu vàng cẩn 5 hột đá trắng; 1 nhẫn màu vàng cẩn 2 hột đá trắng. Như vậy, nếu với động cơ giết người, cướp tài sản thì tại sao Hải không lấy đi những tài sản có giá trị này trong khi két sắt có sẵn chìa khóa, mà lại lấy những chiếc sim điện thoại rẻ tiền?

Không chỉ vậy, điều khiến người ta khó hiểu nhất là tại kết luận điều tra ghi rõ số tiền 893.000đ được thu giữ tại hiện trường, nhưng cáo trạng lại nêu số tiền 893.000đ được thu giữ tại… nhà Hải! Và như đã nói, sau đó bản án sơ thẩm lại quyết định trả những tài sản này cho bà Loan (mẹ Hải), vì… thu giữ của bà. Những mâu thuẫn không thể chấp nhận được.

4. Thu giữ vật chứng để minh họa: thấy con gấu bông là phạm tội!

Có lẽ xuất phát từ “kịch bản” vụ án do cán bộ điều tra suy diễn nên những vật chứng của vụ án được cơ quan điều tra đưa ra đều là những vật ảo mang tính minh họa. Trong bản án sơ – phúc thẩm, tòa đã công nhận những hung khí gây án như: con dao, cái thớt là không xác thực, không thu giữ được, nhưng lại dẫn ra một số vật chứng khác tưởng như có liên quan trực tiếp đến hành vi giết người nhưng thật sự những vật này hoàn toàn vô nghĩa không có liên quan gì đến vụ án.

Bản án phúc thẩm có đoạn: “Xét mặc dù qua điều tra không thu được thớt tròn là hung khí đánh vào đầu nạn nhân Ánh Hồng, dao Thái Lan là hung khí cắt cổ nạn nhân, song những cung khai của bị cáo đều phù hợp với hình ảnh hiện trường có con gấu nhồi bông, bịch trái cây, tấm nệm, có thớt tròn bằng gỗ, có ghế inox, có việc bị cáo cho anh Võ Minh Đương sim card của bị cáo, có việc bị cáo đốt quần áo và dây thắt lưng ở sau nhà bà Len…”

Phân tích sâu mối quan hệ nhân quả giữa các vật chứng được tòa phúc thẩm nêu ra, người ta không khỏi giật mình. Con gấu nhồi bông thì có liên quan gì tới việc giết người mà được đưa vào bản án? Luật sư Đạt cho biết khi thẩm vấn trước tòa phúc thẩm Hải đã kêu oan, chủ tọa phiên tòa chất vấn: “Bị cáo có nhìn thấy con gấu bông không?”. Hải trả lời có thấy, ông chủ tọa đã “bắt” ngay: “Bị cáo đã thấy con gấu bông tức là đã vô tới đó, bị cáo gây án chứ còn ai nữa!”.

Với lập luận tại hiện trường vụ án có con gấu bông, người nào nhìn thấy gấu bông này là phạm tội giết người thì có biết bao nhiêu người có khả năng phạm tội?

Tương tự, cái sim card mà Hải đã cho Đương có liên hệ gì với hành vi giết người? Tất cả hồ sơ vụ án đều chỉ nêu việc Hải có cho Đương cái sim card mà không nói gì về mối quan hệ này. Trong khi thực tế Hải đã khai và gia đình xác nhận đây là cái sim của dì Hải là bà Len, cho Hải và Hải cho lại Đương. Không nằm trong số sim của Bưu điện Cầu Voi bị mất. Vì sao với 1 phiên tòa phúc thẩm, với 1 bản án tuyên tử hình 1 người, người ta lại phải vơ vét những vật chứng vô can đến như vậy?

Việc bị cáo đốt quần áo và dây thắt lưng ở sau nhà bà Len được tòa sơ thẩm nêu vật chứng là một đoạn dây thắt lưng, khuy quần, và tro… bản án phúc thẩm cũng nhắc lại chuyện này nhưng đây cũng là tình tiết lắp ghép hết sức tréo ngoe. Theo lời khai của Hải, 1 tuần sau khi xảy ra án mạng, Hải đã đốt quần áo ở sau nhà của mình. Đến 3 tháng sau, cơ quan điều tra mới đi lấy mẫu nhưng lại lấy mẫu ở đống tro sau nhà bà Len. Trong khi đó, như đã nói ở bài trước, vùng này không có dịch vụ thu rác nên người dân địa phương thường xuyên gom đốt rác hàng ngày, hàng tuần. Giữa mẫu rác thu giữ của cơ quan điều tra và vật Hải đốt (nếu có như lời khai) cách nhau 3 tháng về thời gian tức là tối thiểu là cách nhau 12 lần (nếu là đốt mỗi tuần); 90 lần (nếu là đốt mỗi ngày) mà lại ở 2 đống rác của 2 nhà khác nhau! Thế mà lại được đưa vào bản án tử hình bị cáo thì thật quá khiên cưỡng!

5. Cả 2 phiên tòa đều không có nhân chứng!

Luật sư Đạt từng nhiều lần đặt câu hỏi cơ quan điều tra có giám định dấu vân tay thu được tại hiện trường với dấu vân tay của các cá nhân có liên quan tới vụ án: những người từng là bạn trai thân thiết của nạn nhân Hồng như Misol, Nghị, kỹ sư Trung, những người thợ bạc hay không? Vì sao không đưa các hồ sơ này vào hồ sơ vụ án? Chính thiếu sót này làm cho dư luận người dân địa phương băn khoăn là Hải đã thế mạng cho ai đó là hung thủ thật sự của vụ án này.

Đặc biệt, trong văn bản của 2 bản án và trong tài liệu hồ sơ vụ án có rất nhiều nhân chứng: nào là anh Vũ Đình Thường, người mà theo cáo trạng đã nhìn thấy Hải ngồi trong bưu điện; rồi Võ Văn Đang, Võ Minh Đương, những người từng đánh bạc và nhận sim điện thoại, tiền của Hải… Hay ông Thu, cô Hiếu và những người dân phòng đã phát hiện và đi mua hung khí… Nhưng tất cả những nhân chứng này đều không có mặt cả 2 phiên tòa sơ – phúc thẩm! Trong vụ án mà vật chứng mong manh, chỉ dựa vào lời khai nhưng phiên tòa lại thiếu nhân chứng nên chứng cứ buộc tội lại càng mờ nhạt.
 
Luật sư Trần Hồng Phong đã nêu trong bài viết đăng trên blog của mình về hiện tượng ngẫu nhiên kỳ lạ: 4 người tham gia trong vụ án Hồ Duy Hải đều bị đột tử. Trước đó, dư luận cũng có nhiều lời dồn đoán về hiện tượng này với nhiều suy diễn khác nhau, và có người suy đoán đây là luật nhân quả, bởi họ làm điều ác với Hải?

Nhưng 1 chi tiết bất ngờ đã hé lộ…

Người đột tử đầu tiên là Công an viên xã Nhị Thành, Huỳnh Văn Minh. Anh này bị đột tử vào năm 2009, khi đang trực đêm tại xã Nhị Thành. Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, thì Minh không tham gia trong vụ án và nếu có chỉ là vai trò phụ giúp không quan trọng, vì ngay từ đầu trách nhiệm điều tra vụ án do Phòng Cảnh Sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Phòng CSĐT) thuộc Công an tỉnh Long An thụ lý.



Ngay trong lần đầu tiên Trưởng Công an xã Nhị Thành mời đến làm việc, Hải đang về nhà nội ở TP. HCM, đã gọi điện hỏi ông trưởng công an xã về thời gian và địa điểm làm việc và được hướng dẫn là đến thẳng trụ sở Phòng CSĐT tại chân cầu sắt Tân An. Vì vậy, cái chết của ông Minh, công an viên, tuy xảy ra trên địa bàn vào thời điểm diễn ra vụ án nhưng chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên không có liên quan và không ảnh hưởng đến vụ án!

Tuy nhiên với 3 người còn lại đều có vai trò quan trọng, và cái chết của họ ảnh hưởng rất lớn đến việc làm rõ bản chất sự thật của vụ án.

1. Nhân chứng bí ẩn đoán được lời khai của Hải trước tòa

Người đột tử thứ hai là Công an viên Nguyễn Thanh Hải, chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và công an xã. Tuy là công an viên, nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án, bởi là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm.

Theo lời bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Đạt và đơn kêu oan của luật sư Trần Hồng Phong, thì trong tất cả các bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải trong giai đoạn điều tra, Hải đều nhận tội. Nhưng sau khi có kết luận điều tra, lần đầu tiên gặp Hải, luật sư Đạt đã nghe Hồ Duy Hải kêu oan, cho rằng không thực hiện hành vi giết người. Nhưng Hải không nói chi tiết…

Khi ra tòa sơ thẩm, lần đầu tiên Hải công khai kêu oan. Trả lời câu hỏi của tòa, nếu không giết người vì sao biết được diễn tiến vụ án? Hải mới giải thích là do nghe công an viên Nguyễn Thanh Hải kể lại toàn bộ, nên thuật lại. Ngay lập tức, đại diện viện kiểm sát đã lấy ra tờ giấy cam kết của Nguyễn Thanh Hải, khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diễn tiến vụ án.

Điều kỳ lạ, bí hiểm ở đây là vì sao Viện Kiểm sát đoán được Hải sẽ kêu oan và nêu lý do này để chuẩn bị sẵn tờ cam kết ấy?

Bí ẩn nữa là bản cam kết này được thu thập và trình bày tại phiên tòa lại sai về quy trình thực hiện thu giữ theo quy định tố tụng, nhưng lại được tòa sơ thẩm chấp nhận xem như là chứng cứ bác bỏ lời kêu oan của Hải!

Kỳ lạ hơn, chứng cứ quan trọng này cũng không được tòa cập nhật đưa vào hồ sơ vụ án, và đến nay đã không còn dấu vết. Tại phiên tòa phúc thẩm, chi tiết này đã được nhắc lại trong phần xét hỏi nhưng rất tiếc tòa đã không triệu tập nhân chứng Thanh Hải để tiến hành đối chất.

Khi được tòa hỏi, Hồ Duy Hải đã trả lời (trích nguyên văn từ Biên bản phiên tòa): “Bị cáo có nói, có nghe ngóng những người đi xem về, nói có 2 người bị giết chết ở Bưu điện Cầu Voi. Nghe kể nhân viên của xã Nhị Thành đến bảo vệ hiện trường vụ án, nên bị cáo lái xe đến UBND xã Nhị Thành gặp Hải, và Hải (Thanh Hải – PV) thuật lại cho bị cáo nghe”. Điều này có cơ sở! Vì tại thời điểm ấy, Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Nên việc dân quân quen biết, nghe công an viên xã kể chuyện vụ án là bình thường.

Nhưng trước câu trả lời khá rõ ràng ấy, chủ tọa phiên tòa đã hỏi vặn lại Hồ Duy Hải 1 câu vô lý và phi lô gích: “Theo bị cáo, công an viên có được đến hiện trường không?”. Theo thực tế Hải không thể biết và theo pháp luật Hải cũng không cần phải biết điều này.

Tuy nhiên, cái chết bất ngờ của Nguyễn Thanh Hải làm cho câu hỏi: vì sao viện kiểm sát đoán trước câu trả lời của Hải trước phiên tòa để chuẩn bị trước bản cam kết, phải rơi vào ngõ cụt.

2. Trưởng phòng CSĐT yêu cầu sếp cũ bào chữa cho bị cáo, sau đó đột tử

Người đột tử thứ 3 là Trưởng phòng CSĐT Phạm Văn Tiến, Phó Ban chuyên án. Ông Tiến là người trực tiếp chỉ đạo điều tra án và là người phát ngôn với báo chí. Nhiều bài báo trong thời điểm điều tra đã dẫn nguồn từ thông tin của thượng tá Phạm Văn Tiến. Ông đã thể hiện quyết tâm phá án là: “Cái chết của 2 cô gái quá thương tâm. Bằng mọi giá chúng ta phải tìm cho ra hung thủ”.

Trong những biện pháp bằng mọi giá ấy có việc làm kỳ lạ là ngay sau khi khởi tố vụ án, ngày 1/4/2008, Phòng CSĐT đã có công văn trưng cầu trực tiếp với Đoàn Luật sư tỉnh Long An, yêu cầu đích danh luật sư Võ Thành Quyết làm luật sư chỉ định cho Hồ Duy Hải mà gia đình hoàn toàn không hay biết! Điều này trái với quy tắc hỗ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo, đó là cơ quan tố tụng phải gởi công văn trưng cầu luật sư đến Trung tâm Hỗ trợ pháp lý, rồi trung tâm sẽ giới thiệu luật sư cho gia đình lựa chọn, sau đó mới chuyển yêu cầu đến đoàn luật sư.

Kỳ lạ hơn nữa là thời điểm này, công an điều tra liên tục khám xét nhà Hồ Duy Hải đến mức đào cả nền nhà, vào phòng em gái Hải thu giữ cả nữ trang dược mua của tiệm vàng Ngọc Sương có chứng từ hẳn hoi.

Và điều bất ngờ, khi luật sư Quyết vốn là thủ trưởng tiền nhiệm của thượng tá Tiến. Vào tháng 6/2008, sau khi gia đình Hải buộc lòng ký hợp đồng với ông Quyết, thì thượng tá Tiến đã gọi điện kiểm tra xem gia đình Hải có thật đã thuê luật sư Quyết chưa. Khi gia đình Hải xác nhận, đưa ra số hợp đồng thì ngay lập tức việc khám xét chấm dứt.

Sau đó, khi gia đình thuê luật sư Đạt bào chữa thì cơ quan điều tra và tòa án vẫn chỉ tiếp tục chấp nhận ông Quyết là luật sư chỉ định!

Và ông Tiến còn được dư luận quan tâm khi điều tra vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt. Nhưng sau vụ án này, ông được chuyển sang phụ trách phòng chống ma túy. Ông bị đột tử trong trụ sở cơ quan, ngay trong cuộc họp vào năm 2012. Đây là cái chết bất ngờ, đột ngột, bởi vào đêm trước đó, 1 cán bộ cấp dưới cùng ông đi nhậu và đưa ông về cho biết, ông vẫn khoẻ mạnh bình thường.

Hệ quả cái chết của ông là việc điều tra, làm rõ lại vụ án ở nhiều vấn đề, trong đó có chuyện vì sao chỉ định luật sư Quyết, sẽ rất khó khăn!

3. Lời nhắn kinh hoàng của ông Kiểm sát viên cao cấp

Khi tham gia vụ án này, người đột tử cuối cùng là Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm sát tối cao tại TP.HCM, ông Trần Ngọc Lẫm. Ông là người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải.

Quê tại Thủ Thừa, Long An, ông Lẫm từng làm Trưởng Phòng Kiểm sát kinh tế của Viện Kiểm sát tỉnh Long An, trước khi chuyển về Viện Kiểm sát Phúc thẩm.

Ông Lẫm được bạn bè đồng nghiệp quý trọng là người giỏi nghiệp vụ, sinh hoạt mực thước. Điều trớ trêu là ông Lẫm không phải người xa lạ mà chính là bạn học của bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột Hồ Duy Hải và là người đồng hành với bà Loan – mẹ Hải, đi kêu oan).

Theo lời bà Rưởi, các cựu học sinh cùng học với bà và ông Lẫm hàng năm thường tổ chức họp mặt, và bà vẫn thường đi dự. Nhưng từ khi vụ án xảy ra bà buồn và mặc cảm nên nhiều lần vắng mặt. Gần đây do bạn bè khuyến khích, thúc đẩy, bà có đi dự và gặp mặt ông Lẫm nhưng không nhắc đến chuyện vụ án. Nhưng trước khi mất, trong lần đi dự hội thảo ở Hà Nội, ông Lẫm đã điện thoại cho 1 bạn chung của 2 người, nhờ nhắn lại bà Rưởi như sau: “Nói với nó (bà Rưởi), đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử”.

Và qua người bạn này, ông Lẫm còn khuyên: “Gia đình hãy theo ông luật sư Nguyễn Văn Đạt kêu oan đi, ông này giỏi lắm!”.

Ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, ông Lẫm cũng thừa nhận điều quan trọng là trong vụ án này các cơ quan tố tụng đã bỏ qua hành vi hiếp dâm qua hình ảnh thể hiện trên hiện trường. Nhưng điều kỳ lạ là ông không hề kiến nghị hủy án điều tra lại trước tình trạng vi phạm tố tụng nghiêm trọng để sót người lọt tội.

Ông Lẫm bị đột tử năm 2013, tại gia đình, được xác định là do tai biến mạch máu não. Hệ lụy cái chết của ông trong vụ án này qua lời nhắn với bà Rưởi là câu hỏi ai là người xúi ông xử y án tử hành Hồ Duy Hải sẽ mãi mãi không có lời đáp.

Phải chăng chính vì lời xúi, sức ép nào đó cần đổ tội cho Hồ Duy Hải mà ông Lẫm đã vượt lên pháp luật chấp nhận bỏ qua chuyện lọt tội hiếp dâm? Bởi điều tra tội hiếp dâm, sẽ lòi ra nhân vật khác?
 

bqmax2

Yếu sinh lý
Như chúng ta đều hiểu, khi phát hiện có 02 nạn nhân bị giết bằng cách thức không thể lạnh lùng hơn, thì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra phải vào cuộc nhanh nhất có thể, và phải nhanh chóng tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh nhằm xác định kẻ sát nhân máu lạnh ấy. Việc cấp bách lúc này là bên cạnh (song song) tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi, CQĐT phải tung thêm lực lượng thực hiện việc xác minh tìm ra những đối tượng tình nghi để bắt hắn về quy án.



Các hoạt động điều tra ban đầu dường như không đem lại hiệu quả như mong đợi, nên hoạt động điều tra mang tính then chốt là phải tập trung vào hiện trường và tử thi. Đối với các vụ án giết người không có nhân chứng, thì hoạt động khám nghiệm hiện trường và tử thi được xem là chìa khóa để lần ra hung thủ, vì vậy CQĐT của bất kỳ quốc gia nào cũng phải tiến hành một cách tỉ mỉ và khoa học hoạt động này. Trước yêu cầu đó, đối với vụ án mạng ở Bưu điện Cầu Voi vào đêm 13/01/2008, bắt buộc CQĐT phải tiến hành các hoạt động như sau:

– Về khám nghiệm hiện trường: Việc đầu tiên là phải chụp ảnh ghi nhận tất cả mọi ngõ ngách, mọi đồ vật, dấu vết tại hiện trường (cụ thể, hẹp và rộng), sau đó, cán bộ có thẩm quyền phải dò từng chi tiết nhỏ nhất và phải tiến hành chính xác (gần như tuyệt đối) hoạt động thu giữ các dấu vết, đồ vật, tài liệu phát hiện được tại hiện trường; dấu vết như vân tay, vết máu, dấu giày dép và các dấu vết khác nếu thu giữ được là phải thu giữ ngay; các tài sản, đồ vật rơi vãi (kể cả các sợi tóc và tàn thuốc lá) và giấy tờ, sổ sách, tài liệu tại hiện trường đều phải thu giữ tất cả (chỉ trừ những thứ không thể thu giữ được), đồ vật nào cần niêm phong thì phải niêm phong ngay nhằm tránh bị con người làm mất đi dấu vết nguyên thủy…

Như vậy, khi vừa tiếp nhận thông tin, CQĐT chưa thể hình dung được cách thức động cơ và mục đích giết người của hung thủ, nên theo trách nhiệm phải kiểm tra thật kỹ càng và thu giữ tất cả đồ vật, sổ sách, giấy tờ và tờ báo nằm không đúng chỗ của nó nhằm phục vụ cho việc kiểm tra sau này, từ đó đưa ra các giả thuyết (khả dĩ) khác nhau về vụ án.

– Bắt đầu từ khu vực phòng kinh doanh, cho dù không có dấu vết xáo trộn, nhưng CQĐT phải thu tất cả sổ sách quản lý, kiểm tra kỹ các kiện hàng được nhập về, xuất giao và số còn lại; sổ ghi chép các cuộc gọi, các đồ vật khác, những chứng từ, những tờ giấy rơi vô tình đâu đó trong góc phòng này… Đối với sổ sách quản lý sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ về hoạt động hàng ngày của bưu điện nói chung và 02 nạn nhân nói riêng, nếu kiểm tra trong sổ sách ấy có điều bất thường sẽ giúp ích cho việc vạch ra thêm hướng điều tra; chi tiết về những cuộc giao dịch sẽ giúp định hình vào tối hôm ấy, có bao nhiều người đã đến sử dụng dịch vụ điện thoai tại bưu cục; những mẫu giấy “lạ” đôi khi sẽ cho ta một thông tin vô cùng quan trọng… và đặc biệt là kiểm tra xem nơi đây có camera hay không, nếu có thì việc trích xuất hình ảnh của nó sẽ rất có ích cho việc truy tìm hung thủ.

– Khu vực phòng khách, phòng ngủ, nhiệm vụ phải thu là 02 bịch trái cây, báo, hộp khăn giấy, những mảnh mút xốp bị cắt nằm trên bàn, 01 đôi giày (nữ) màu đen, 01 dép nhựa nữ, con gấu bông… Chúng ta làm sao biết được 02 bịch trái cây ấy là do ai mua, biết đâu hung thủ mua mang đến thì sao? Nếu nó do hung thủ mang tới thì chúng ta đã gặp may mắn vì đối tượng tình nghi sẽ được thu hẹp lại một cách đáng kể.

Còn những mẫu mút xốp, tại sao bị cắt như vậy, do ai đó ngồi chờ đợi cắt trong vô thức hay nó được cắt nhằm mục đích khác? Đôi giày và đôi dép nữ, chúng ta phải trả lời nó có phải là của nạn hay không? Con gấu bông, của nạn nhân hay của ai, nạn nhân có nâng niu nó trước khi bị giết hay không?

Đặc biệt là cái két sắt, ta thấy chìa khóa vẫn còn ghim trên ấy, thì chúng ta phải kiểm tra xem có mở được hay không, nếu mở được thì nó được mở trước khi hung thủ đến hay trong lúc có mặt hung thủ, và ai mở, nạn nhân hay là hung thủ? Rồi ĐTV phải yêu cầu lãnh đạo Bưu điện Cầu Voi hợp tác để kiểm tra bên trong nó có bị lục lọi hay không và còn lại những gì?

H1-12.jpg
Két sắt trong Bưu điện. Ảnh: internet
Đối với những cái tủ dựng hàng ngang làm thành vách ngăn buồng ngủ, Điều tra viên không chỉ ghi nhận nó không bị xáo trộn mà còn phải yêu cầu mở tất cả ra để kiểm tra từng món đồ, từng bộ quần áo, nếu phát hiện có đồ vật lạ và đặc biệt có những loại quần áo của đàn ông hoặc có kích thước khác thường thì nó cho chúng ta có thêm thông tin tích cực; cái giường ngủ, thì sau khi chụp ghi lại tình trạng tấm ra, cái gối, mền, Điều tra viên dở nó lên truy tìm xem có gì bất thường hay không?

– Khu vực có xác 02 nạn nhân, dĩ nhiên là phải kiểm tra tỉ mỉ nhất có thể, sau khi chụp ghi lại các quan cảnh chung, những góc nhỏ, những đồ vật cụ thể, phải thu giữ tất cả đồ vật mà ta phán đoán là có ích cho việc hình dung lại cách thức hung thu sát hại 02 nạn nhân. Dĩ nhiên, điều không thể bỏ qua là phải tìm và thu giữ những con dao, 02 cô gái ở lại bưu điện nấu ăn, ngủ nghỉ như nhà của mình, thì thông thường phải có ít nhất 02 con dao, dao nhỏ (thái lan) và dao lớn phục vụ cho việc bếp núc; cái ghế, cái thớt, tờ báo Thể thao (ngày 9/01/2008); cái ly, cái khay đựng hạt hình tròn màu trắng đục nằm lẻ loi ở cầu thang, cái bọc có 01 trái chanh bên trong; Tô, chén dĩa đã qua sử dụng (để khi cần xét nghiệm xem có độc tố hay không)…

– Kế đến là kiểm tra kỹ và thu giữ các đồ vật cho dù là rất nhỏ (như sợi tóc) nếu ta phán đoán nó có thể nói lên điều gì đó trong khu vực nhà vệ sinh, ngoài hiên nhà.

– Một yêu cầu nữa là phải kiểm tra tầng lầu và nhà chứa máy phát điện, không thể nói nó vẫn còn trong tình trạng khóa và không có dấu vết cạy thì không kiểm tra. Biết đâu hung thủ sau khi giết nạn nhân rồi hắn giấu công cụ gì trong ấy rồi khóa lại thì sao, chúng ta không có một cơ sở nào để bác bỏ giả thuyết này.

H2-8.jpg
Cầu thang lên lầu bị khóa. Ảnh: internet
Cũng xin nói thêm về tầng trên lầu, theo hình ảnh mà cộng đồng cung cấp thì nó được xây dựng kiên cố đến nỗi như là “một pháo đài”, đều này là bất bình thường, tôi chưa thấy một kiểu thiết kế nào như thế (nên tôi đã gọi nó là nhà mồ). Nếu nói vì tầng ấy chứa máy móc của bưu điện phải xây dựng kiên cố thì cũng phải có cửa sổ thông gió chứ, không lẽ người vào trong đó không cần hít thở không khí trong lành hay sao, và tại sao lại thiết kế như vậy, phải chăng có điều gì bất thường?

– Bên cạnh những yêu cầu như tôi vừa liệt kê, thì một công tác bắt buộc và đặc biệt quan trọng nữa khi khám nghiệm hiện trường là phải tìm hết các ngõ ngách xem có dấu vân tay để thu giữ nhằm truy tìm những kẻ lạ mặt, khả nghi đã từng vào trụ sở bưu điện. Chúng ta đều biết CQĐT cũng chưa thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu này. Tôi điển hình về hình ảnh cái thớt dính máu, nhìn qua hình ảnh chúng ta dễ dàng nhận ra sự bất thường trên ấy, nó có dấu vết ai đó đã lấy vật có đường thẳng gạt đi những vệt máu trên mặt thớt, và nếu phóng to ảnh lên để nhìn cho kỹ hơn thì hình như nó có dấu các ngón tay người.

H3-4.jpg
Cái thớt dính máu. Ảnh: internet
CQĐT cũng đã nhận định cái thớt là vật mà hung thủ sử dụng đập đầu chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, như vậy đây là vật chứng đặc biệt quan trọng, trách nhiệm phải khai thác triệt để các dấu vết của nó, nhưng thực tế rất sốc, CQĐT lại không khai thác gì cả và thậm chí còn báo cáo với dư luận rằng do sơ suất về nghiệp vụ nên “quên thu giữ” nó. Đây là một yếu tố “nhạy cảm” làm cho dư luận (kể cả những người không có nghiệp vụ) phản đối dữ dội và đặt nghi vấn về sự khách quan, công tâm của CQĐT tỉnh Long An.

Vấn đề khám nghiệm tử thi, nếu không hiểu về hoạt động nghiệm vụ này thì các bạn sẽ không phát hiện ra sai sót trong ấy. Tôi đồng ý là nếu hung thủ cắt cổ lúc nạn nhân còn sống thì vết thương sẽ hở toạt ra (vết thương vùng cổ của cả 02 nạn nhân đều có kích thước 5x9cm), nhìn vết thương này ai cũng hiểu nạn chết do bị cắt cổ, nhưng với tư cách là Cơ quan điều tra thì không được phép kết luận đơn giản như vậy. Đúng là nạn nhân bị đập đầu rồi mới bị cắt cổ, nhưng phải chăng chỉ có thế? Muốn trả lời chắc chắn cho câu hỏi này, bắt buộc CQĐT phải yêu cầu bác sĩ Pháp y thu giữ mẫu phủ tạng và máu nạn nhân xét nghiệm độc chất. Khi có kết quả rồi chúng ta mới kết luận nguyên nhân làm 02 nạn nhân chết là như vậy.

Khi thực hiện toàn diện công tác khám nghiệm hiện trường, tử thi, thu giữ và nghiên cứu tỉ mỉ tất cả dấu vết, đồ vật, tài liệu và căn cứ vào kết định giám định nhanh sau đó, lúc này công việc tiếp theo là đưa ra các giả thuyết về cách thức giết người của hung thủ, động cơ, mục đích giết người. Trong từng giả thuyết kèm theo nội dung của nó là những đối tượng khả dĩ. Nếu ta phán đoán rằng đây là vụ án giết người vì ghen tuông thì đối tượng là những người có tình cảm với nạn nhân hoặc là những mụ hoạn thư; nếu cho rằng đây là vụ án hiếp dâm, giết người và cướp tài sản thì đối tượng là những kẻ có dấu hiệu bệnh hoạn, bất hảo; nếu nghi ngờ rằng hung thủ chỉ đột nhập vào trộm cắp tài sản, chẳng may bị phát hiện thì phải khoanh vùng nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự…

Chúng ta có thể xây dựng nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng một giả thuyết nữa không thể bỏ qua là sự “thanh trừng tàn độc”. Giả thuyết này không phải là không có cơ sở, bởi vì cả 02 nạn nhân đều bị giết với một cách thức rất nhau giống bởi tên máu lạnh, trong đó vết thương rách da do vật sắc nhọn gây ra trên vùng lông mày, cằm trái và vùng đầu chị Hồng (bị đánh đến 04 cái bằng vật có mặt phẳng rộng, trơn, nhẵn) và môi bị dập môi (hung thủ có dùng tay bịt miệng nạn nhân rất mạnh và chặt), cho thấy chị Hồng có vùng vẫy ở khu vực bên trái của bàn bếp làm đồ đạc khu vực ấy rơi tứ tung.

Và Hồng có bị hung thủ từ phía sau ôm ngang ngực, cổ kéo lê chân phải dưới nền, nên bàn chân phải phải dính đầy chất bẩn ở phần mép ngoài và ngón cái (trước đây tôi bỏ qua tình tiết này khi mô phỏng về quá trình giết người của hung thủ, nay thấy cần bổ sung thêm cho hợp lý). Như vậy liệu hung thủ có khống chế chị Hồng trước khi kết liễu nạn nhân hay không? Nếu nhận định theo hướng giết người nhằm diệt khẩu thì chúng ta phải kết hợp với chi tiết trên két sắt vẫn còn chia khóa cắm trên ấy và hình ảnh chiếc ly nằm ở cầu thang để suy luận rằng hung thủ rất thân quen với nạn nhân, hắn có thời gian ngồi đọc báo thể thao, uống gì đấy ở cầu thang và muốn lấy đồ trong két sắt?!

Nếu lúc đó chị Hồng ở nhà một mình và bị khống chế như vậy liệu chị có liều chết phản kháng hay không? Xét tâm lý con người nói chung và đặc biệt là phụ nữ, thì khi một mình đối diện với (nhóm) sát thủ có lẽ họ sẽ ngoan ngoãn làm theo những gì bọn chúng yêu cầu. Như vậy tôi mạnh dạn dự đoán rằng chị đã nhìn thấy cái chết cận kề, có lẽ bọn chúng sau khi đạt mục đích đã đập đầu chị Vân bất tỉnh gần đó, nên chị Hồng bằng tất cả tiềm năng cuối cùng cố gắng tìm con đường sống, nhưng chị vẫn không thoát được số phận (phán đoán này là một khía cạnh khác, không tạo ra sự mâu thuẫn với sự mô phỏng cách thức giết người mà tôi nói ở Phần II, nó chỉ góp thêm một giả thuyết về sự việc cho mọi người hình dung và lựa chọn).

Từ những gì mà chúng ta nhìn thấy, đáng lẽ CQĐT phải mở rộng đối tượng tình nghi theo nhiều hướng mới phù hợp môn khoa học điều tra mà họ đã học, nhưng không, sau khi loay hoay hơn 02 tháng không tìm được manh mối gì, điều này cũng dễ hiểu, vì họ đâu có thực hiện đầy đủ các hoạt động như yều cầu của một vụ án giết người. Sau đó, có lẽ vì một duyên cớ nào đó, họ nhắm đến một thanh niên tuy có ham mê cờ bạc nhưng chưa đến nỗi là người xấu. Từ lời khai của anh Đinh Vũ Thường, Hồ Văn Bình về chiếc xe Dream và người thanh niên tóc dài, kết với việc nhà bà Nguyễn Thị Rưỡi cũng có 01 chiếc xe Dream như thế, trong khi anh Còi và anh Trí cũng thừa nhận đã nhìn thấy một người đàn ông khác hoàn toàn với Hồ Duy Hải, nhưng họ không mảy may đoái hoài đến lời khai của anh Còi và anh Trí, họ đã loại bỏ các giả thuyết một cách chủ quan nhất mà không hề có một chứng cứ khoa học thuyết phục nào để bác bỏ các giả thuyết đó.

Cái cách mà họ bắt được Hồ Duy Hải trong hoàn cảnh có lẽ là chuyện xưa nay hiếm. Các bạn hãy xem các phóng sự về hành trình phá án của ANTV, các bạn sẽ thấy một điểm chung trong các vụ án giết người không có nhân chứng, là CQĐT nhờ thực hiện nghiệp vụ tinh thông, đã lần ra hung thủ là ai, và cũng nhờ sự bám chặt địa bàn của các trinh sát, nên đã tóm gọn không cho hung thủ có cơ hội tiếp tục trốn chạy. Còn tên giết người tàn độc tên Hồ Duy Hải thì sao? Hắn vẫn sinh hoạt bình thường với gia đình, khi CQĐT Long An mời thì hắn vẫn vô tư đến nộp mạng để CQĐT thoải mái bắt hắn, có hung thủ máu lạnh nào ngu như thế không?

Tại sao Hồ Duy Hải được lựa chọn? Theo tôi, vì Hải có quen biết 02 nạn nhân, thường đến bưu điện lấy báo thể thao mà Hải đặt mua và đặc biệt là có tình ý với một trong hai nạn nhân. Kịch bản được dựng lên rằng, vào tháng 10/2007, Hải tình cờ quen với chị Vân trên chuyến xe từ Sài Gòn về Thủ Thừa, sau đó Hải đặt báo rồi thường đến bưu điện lấy báo nên nảy sinh tình ý với chị Hồng (người có 02 tình nhân tên Nguyễn Mi Sol và Nguyễn Văn Nghị hay Hữu Nghị nào đó), nhân một buổi tối đến tán tỉnh người đẹp, Hải nảy sinh dục vọng nên tìm cách dụ chị Vân đi mua trái cây để có cơ hội (mặc dù thời gian chỉ vài phút) để hiếp dâm chị Hồng, ý định “ăn vụn” chớp nhoáng bất thành, cái ác trong người Hải trỗi dậy nên đã tàn nhẫn giết chị người yêu, rồi để che giấu tội ác của mình, Hải lạnh lùng giết luôn người bạn gái. Câu chuyện này thật sự không thể khôi hài hơn, chắc chỉ có các em học sinh (đôi khi các em cũng không) tin là có thật?! Các “hoạt náo” viên còn ầm ĩ rằng, nạn nhân Hồng là cô gái lẳng lơ, do tính dễ dãi ấy của nạn nhân là nguồn cơn của thảm kịch.

Thảm kịch về chuyện tình ngang trái này đều được những người gần đó trình bày tương tự như nhau. Mọi người hãy chú ý sẽ thấy câu chuyện ấy chỉ được nói theo một chiều, hầu như không ai nói và nghi ngờ anh chàng người yêu của chị Vân (một cô gái đoan trang).

Phải chăng không một chàng trai nào theo đuổi Vân? Xâu chuỗi sự kiện dường như không có gì đáng chú ý sẽ cho chúng ta suy nghĩ theo một hướng khác mà chưa ai dám nghĩ đến. Chúng ta đều biết Hải quen Vân trước, vì Vân mà Hải đặt mua báo tại bưu điện để có lý do chính đáng thường xuyên đến bưu điện.

Đồng thời, mọi người đều biết thời điểm đó, các cô gái bưu đa phần là con cháu nhà quan, lại có nhan sắc nên đa phần rất chảnh, con trai nhà không có vị thế thì hầu như không thể nào tiếp cận được. Chị Hồng có nhan sắc và đang có người yêu, thì Hải có phải là đối tượng mà chị Hồng chiếu cố hay không, hơn nữa lý do ban đầu mà Hải tạo ra để thường xuyên đến Bưu điện Cầu Voi là gì? Là để gặp Vân các bạn nhé. Như vậy, tôi đoán người mà Hải yêu thích chính là Nguyễn Thị Thu Vân. Nhưng tại sao trong hồ sơ điều tra, người yêu của Hải là Hồng mà không phải là Vân? Dễ giải thích thôi mọi người, phải đổi người yêu thì kịch bản hài mới hợp lý!

Võ Tòng - Phó Viện trưởng VKS
Đéo cần nói nhiều! Tao xem kỳ án tq nhiều! Giờ cho tao quay lại hiện trường vụ án & có quyền để làm như CA thì trong vòng 3 ngày tao tìm ra hung thủ. Để lộ 1 mớ chứng cứ thì dễ thôi mà!
 
Vụ giết hai nhân viên bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) xảy ra cách nay đã gần 10 năm. Đó cũng là khoảng thời gian mà Hồ Duy Hải bị giam giữ, hai lần bị tuyên án tử hình, được hoãn thi hành án tử vào giờ chót và vẫn đang tiếp tục kêu oan.

Ngày 7/12/2017, ông Đinh Văn Sang – Viện trưởng VKSND tỉnh Long An – trong kỳ họp HĐND tỉnh Long An đã kiến nghị tử hình Hồ Duy Hải càng sớm càng tốt, “bởi vì giam giữ loại này rất cực”.

Bạn đọc hãy cùng Luật Khoa tạp chí điểm lại chín điều cần biết trong vụ án còn nhiều khuất tất này.



1. Hai lần bị tuyên án tử


Theo báo Thanh Niên, sáng ngày 14/1/2008, nhân viên giao báo phát hiện hai nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) đã chết tại Bưu điện Cầu Voi.

Nạn nhân Hồng bị cắt lìa cuống họng, trên mặt có nhiều thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu thang, áo bị cuốn lên khỏi ngực. Cạnh đó, nạn nhân Vân có nhiều vết thương trên đầu do vật cứng va chạm. Hai nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng hiếp. Hiện trường không bị xáo trộn. Phòng khách có hai bịch trái cây để trên bàn.

Cũng theo bài báo này, một nhân chứng là người bán trái cây cách Bưu điện Cầu Voi 150m, xác nhận khoảng 20h ngày 13/1/2008, Vân có đến mua trái cây ở tiệm của người này vào tối hôm đó và mua nhiều hơn ngày thường vì nói là có khách đến.

Ngày 21/3/2008, Công an tỉnh Long An bắt giữ Hồ Duy Hải vì tình nghi là hung thủ. Sau đó, Hải bị khởi tố về tội “giết người”.

Theo bản án phúc thẩm, Hải khai nhận có quen Hồng và Vân. Tối hôm đó, Hải có đến Bưu điện Cầu Voi và đưa tiền cho Vân đi mua trái cây và nảy sinh ý muốn quan hệ sinh lý với Hồng. Hồng từ chối, đạp mạnh vào bụng Hải và kêu la. Hải dùng tay đánh vào mặt, bóp cổ và dùng thớt tròn đập vào vùng mặt và đầu. Hồng ngất. Hải lấy dao inox cán mũ đen cắt hai nhát vào cổ Hồng. Chờ Vân về, Hải cầm ghế xếp inox đập vào đầu, kéo Vân đến chỗ Hồng và lấy dao đã giết Hồng cắt vào cổ Vân 2-3 nhát. Hải rửa tay, rửa dao rồi bỏ dao cạnh tấm bảng lớn, cạnh cầu thang. Hải lấy 1.400.000 đồng, 40-50 cái thẻ sim điện thoại, điện thoại Nokia 1100 và trang sức của hai nạn nhân rồi rời khỏi hiện trường.

Ngày 1/12/2008, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Long An tuyên án tử hình Hồ Duy Hải và buộc bị cáo bồi thường gần 60 triệu đồng. Hải đã làm đơn kháng cáo ngay sau đó. Ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác đơn kháng cáo của Hải, tuyên y án sơ thẩm.

2. Cáo trạng không nêu rõ thời gian chết của hai nạn nhân

Luật sư của Hải – ông Nguyễn Văn Đạt – cho rằng việc xác định thời gian chết cụ thể của hai nạn nhân là rất quan trọng. Điều này sẽ xác định lời khai của bị cáo có phù hợp hay không? Nạn nhân nào chết trước, lúc mấy giờ? Có phải như lời khai của bị cáo là giết Hồng trước rồi đến Vân?

Tuy nhiên, theo luật sư Đạt, toàn bộ hồ sơ vụ án không có bằng chứng nào chỉ ra được thời gian chết của hai nạn nhân.

Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tình hình oan sai trong vụ án Hồ Duy Hải, trong báo cáo giám sát đề ngày 10/2/2015, cũng cho rằng xác định thời gian chết của nạn nhân chính là căn cứ để có thể xác định thời gian gây án và chứng cứ ngoại phạm.

Trong hai bản cáo trạng sơ thẩm và phúc thẩm, cơ quan tố tụng không xác định cụ thể mà chỉ cho rằng nạn nhân Hồng chết trước, nạn nhân Vân chết sau. Trong khi đó, rõ ràng cơ quan điều tra bằng nghiệp vụ có thể xác định được điều này, theo như báo cáo của bà Nga.

3. Cơ quan điều tra dùng đồ mua ở chợ để thay thế tang vật vụ án

Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm, Hải dùng con dao và tấm thớt tròn để gây án. Nhưng hai vật này lại không được cơ quan điều tra thu thập tại hiện trường. Các nhân chứng đi mua hai vật này ở chợ đem đi giao nộp vì cho rằng nó tương tự hung khí mà Hải đã dùng để gây án. Về sau, cả con dao và tấm thớt này đều được Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Long An sử dụng để truy tố Hải.

Theo báo cáo của Đoàn giám sát UBTVQH, hai tháng sau khi xảy ra án mạng thì cơ quan điều tra mới thu thập cái ghế inox mà Hải khai nhận dùng để đập vào đầu Vân. Chủ tọa tại phiên tòa sơ thẩm yêu cầu đưa chiếc ghế này cho Hải xác nhận và Hải thừa nhận là đã dùng chiếc ghế này để đập vào đầu Vân.

Tuy nhiên, theo báo cáo giám sát của UBTVQH, chiếc ghế thu thập sau khi xảy ra án mạng lại hoàn toàn khác với chiếc ghế được ghi trong biên bản khám nghiệm hiện trường. Mã số tem đảm bảo của hai chiếc ghế khác nhau, có chiều cao khác nhau. Còn tấm thớt được ghi nhận là nằm ngay cạnh nạn nhân khi khám nghiệm nhưng lại không được thu thập.

Chiếu theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về khám nghiệm hiện trường, “điều tra viên tiến hành… thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án” thì các tang vật mới được xem là chứng cứ hợp pháp.

4. Chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét kỹ


Biên bản của Đoàn giám sát của UBTVQH cho rằng chứng cứ ngoại phạm về thời gian Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi chưa được xem xét kỹ.

Trong những lần nhận tội, Hải khai đến tiệm cầm đồ vào lúc 19 giờ 13 phút 39 giây, cầm điện thoại xong lấy tiền, đến một quán cà phê để đưa tiền, về nhà đổi xe, gặp bạn để đưa tiền, chở bạn đến một quán cà phê khác rồi chạy xe một mình đến Bưu điện Cầu Voi, lúc đó khoảng 19 giờ 30 phút. Vậy tất cả hoạt động này diễn ra trong 16 phút 21 giây.

Theo kết quả kiểm tra, đoạn đường Hải đi từ tiệm cầm đồ đến bưu điện là 7,5 km mất 15 phút. Vậy Hải chỉ còn 01 phút 21 giây để làm thủ tục cầm đồ, đưa tiền ở quán cà phê thứ nhất, về nhà đổi xe, gặp bạn và giao tiền cho bạn.

Trong khi đó, Hải khai cầm đồ mất 5 phút, đổi xe mất khoảng 3-4 phút, gặp bạn khoảng 5 phút. Tổng cộng mất khoảng 13-14 phút, chưa kể cầm điện thoại xong đến quán cà phê thứ nhất để đưa tiền.

Vậy thời gian Hải khai có mặt tại Bưu điện Cầu Voi là chưa thuyết phục.

5. Dấu vân tay ở hiện trường không phải của Hải

Cơ quan điều tra đã thu được “dấu vết đường vân ở trên tay nắm mở vòi nước” của labo rửa mặt tại hiện trường vụ án. Tuy nhiên, theo bản kết luận giám định thì dấu vân tay này lại không trùng khớp với 10 dấu vân tay của Hải.

Trong khi đó, theo hai bản án, Hải khai nhận sau khi gây án, đã hai lần mở vòi nước của labo để rửa dao và tay dính máu.

Điều này cũng khó lý giải, vì sao hành động giết người của Hải là bộc phát, không mang bao tay, hai lần mở vòi nước để rửa dao và tay nhưng dấu vân tay trên vòi nước lại không phải là của Hải.

6. Hải khai nhận tội, rồi lại kêu oan

Trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hải đều kêu oan.

Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, khi vị đại diện VKSND hỏi Hải trong phiên tòa sơ thẩm: “Như vậy cáo trạng của VKSND truy tố bị cáo về tội giết người cướp tài sản có oan không?, Hải trả lời: “Oan”. Hải nói “chỉ khai nhận tội giết người chứ không thực hiện hành vi giết người”.

Mẹ của Hải – bà Nguyễn Thị Loan – đã phản ánh với Đoàn Giám sát của UBTVQH rằng sở dĩ Hải có nhiều bản cung nhận tội là vì bị đánh, “đánh nhiều đến nỗi không đi được, phải có hai người dắt hai bên trước khi xử phúc thẩm”.

Hồ Duy Hải đã kêu oan với Đoàn giám sát khi gặp nhau trực tiếp trại giam vào tháng 12/2014.

Khi được Đoàn giám sát hỏi vì sao nhận tội, Hải nói do thua cá độ bóng đá, cảm thấy áp lực, chán nản với gia đình. Mặt khác, do sau khi xảy ra vụ việc đến hai tháng cơ quan điều tra mới gọi lên, Hải không nhớ rõ mình đã làm gì ngày hôm đó nên không chứng minh được bản thân ngoại phạm.

Khi được Đoàn giám sát hỏi vì sao không gây án mà có thể viết bản tự khai chi tiết về vụ án mạng, Hải nói do nghe nhiều người nói và một tháng sau vụ án mạng có nghe Nguyễn Thanh Hải là công an xã kể lại nên nhớ. Người này đã làm đơn xác nhận không nói cho Hải nghe về vụ án mạng, và đã chết vào năm 2010 trong một vụ tai nạn giao thông.

7. Tạm thoát án tử vào giờ chót

Sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, Hải đã làm đơn xin Chủ tịch nước giảm án nhưng bị bác đơn.

Ngày 25/11/2014, gia đình Hải được báo sẽ thi hành án tử hình đối với Hải vào ngày 5/12/2014, lúc này chỉ còn 10 ngày để gia đình kêu oan.

Theo báo VietNamNet, ngày 3/12/2014, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Giám đốc Công an TP.HCM, đã gửi thư đề nghị xem xét bản án của Hải đến Chủ tịch nước.

Một ngày trước ngày thi hành án (4/12/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi công văn cho Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình để xem xét kỹ trước khi thi hành án.

Theo báo Tuổi Trẻ, lúc này, mẹ của Hải và dì ruột đang trên đường ra Hà Nội kêu oan thì được tin Chủ tịch Hội đồng Thi hành án Lê Quang Hùng bút phê xác nhận hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

8. Đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm bị từ chối

10 năm nay, bà Nguyễn Thị Loan từ Long An đã tìm mọi cách để kêu kêu oan cho con của mình. Bà Loan luôn tin con mình vô tội.

Luật sư Nguyễn Văn Đạt, người bào chữa cho Hồ Duy Hải, cũng đã hỗ trợ gia đình kêu oan. Theo báo Pháp luật điện tử, từ năm 2012 đến tháng 1/2015, luật sư Đạt đã gửi 43 lá đơn xin kháng nghị giám đốc thẩm cho Hải. Luật sư Trần Văn Tạo cũng đã gửi đơn kháng nghị giám đốc thẩm cho Hải vào tháng 4/2015.

Báo cáo giám sát của UBTVQH do bà Lê Thị Nga ký tên cũng nói rõ việc kết tội Hồ Duy Hải “chưa đủ cơ sở vững chắc, có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm” và “cần phải xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này”.

Tuy nhiên, các kiến nghị này không nhận được phản hồi tích cực nào. Tháng 3/2015, trong phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình tại Quốc hội về tình hình oan sai, ông Bình khẳng định chưa có căn cứ nói Hồ Duy Hải vô tội. Theo ông Bình, “quá trình điều tra tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi vụ án vì vậy tòa vẫn giữ nguyên bản án tử hình”.

9. Cộng đồng quốc tế đề nghị Việt Nam xem xét lại bản án

Một ngày sau khi hoãn quyết định thi hành án tử hình, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã gửi thư hoan nghênh Việt Nam hoãn thi hành án tử hình, kêu gọi Việt Nam đình chỉ thi hành bản án này và bãi bỏ án tử hình.

Trường hợp của Hồ Duy Hải cũng được nhắc đến trong hầu hết các báo cáo về nhân quyền ở Việt Nam liên quan đến án tử hình, như báo cáo của Anh về nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam năm 2015, báo cáo về án tử hình của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 2014, v.v.
 

CalatravaX

Tao là gay
Vụ này theo dõi, rõ tội. Có ông trương châu hữu danh nói nắm hết tài liệu mật, chưa kịp leak bị bắt mẹ r. Đúng cái xứ lừa
 

Nesta2810

Yếu sinh lý
Vụ này theo dõi, rõ tội. Có ông trương châu hữu danh nói nắm hết tài liệu mật, chưa kịp leak bị bắt mẹ r. Đúng cái xứ lừa
TCHD cũng dạng tung tin để kiếm like thôi chứ tài liệu kẹc .
Nếu sự thật là Hải éo phải hung thủ thì có lol mà bọn Bình toà nó để lại dấu vết, ở đó mà đòi leak 😄.
Hải trước sau sẽ chết trong tù vì bệnh thôi .
Không có con đường nào khác.
 
Chủ nghĩa Mác: Tư pháp nào cũng mang tính giai cấp

Chủ nghĩa Mác coi Tư pháp nói riêng, và Nhà nước nói chung, là định chế có chức năng đàn áp. Đó là công cụ của giai cấp thống trị, chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị.

Theo lý luận Mác-xít, Luật pháp và Tòa án phong kiến, tư bản được các giai cấp này lập ra để – kết hợp với cảnh sát, quân đội – đàn áp sự nổi dậy của giai cấp nông dân, công nhân.

Tóm lại, tòa án ở mọi xã hội – nếu còn tồn tại các giai cấp – đều là công cụ đàn áp, công cụ bạo lực.

Từ quan điểm trên, người CS không chấp nhận khái niệm công lý chung chung, phi giai cấp. Do vậy, nói “công lý”, phải hiểu: Đó là công lý của giai cấp nào. Nếu không, rất dễ rơi vào cái bẫy ngu dân của giai cấp tư sản (!).

Ở nước ta, ai muốn trở thành cán bộ nhà nước (dù chỉ là trung cấp) đều được học như trên. Được cái, nó cũng dễ hiểu, dễ thuộc. Xem lại cuốn sổ tay (chữ như con kiến, mực đã nhòe) của Cụ nội tôi để lại, tôi hiểu ngay những gì cụ ghi chép và nhập tâm khi cụ được chi bộ cho phép học lớp “cảm tình đảng”.

Tư pháp XHCN càng giống như vậy

Khi đảng CSVN làm cách mạng thành công, đương nhiên phải lập ngay ngành tư pháp XHCN – công cụ đàn áp các giai cấp bóc lột, khi chúng “không chịu cải tạo”, nhất là khi chúng âm mưu “ngóc đầu dậy”. Hai cụm từ này rất phổ biến trong thời gian Cải cách ruộng đất và Cải tạo tư sản ở miền Bắc. Chính nhờ hai cụm từ này mà địa chủ và tư sản thà bị tước đoạt toàn bộ gia sản, của cải… vẫn còn hơn là bị tước đoạt tự do (đi tù mút mùa) hoặc bị tước đoạt mạng sống.

Lớp U70 như Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình (sinh sau 1954), nếu không đủ ý thức tìm hiểu quá khứ, hoặc không được cha mẹ lương thiện bảo ban, sẽ không hình dung nổi cách xử án của ĐCS ngay khi đảng còn hoạt động cách mạng trong vòng bí mật, với chính đảng viên của mình.

Gần hơn là vụ án xử bà Nguyễn Thị Năm và xử hàng trăm ngàn địa chủ (1953-1955) và tư sản (1957-1960). Dám chắc, họ cũng mù tịt về các vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm. Tất cả, chúng cùng một cách xử.

Tuy nhiên, nếu nhờ may mắn (hay bất hạnh?) họ rơi vào ngành Tư Pháp, họ vẫn đương nhiên tiếp nhận cái chức năng đàn áp của ngành này do đám tiền nhiệm truyền lại. Những án tử hình “oan thấu trời” dưới thời mà chính hai người này (Nguyễn Hòa Bình và Trương Hòa Bình) giữ vị trí cao trong Tư Pháp (như Công An điều tra, Kiểm sát, Tòa án) đều mang tàn tích các vụ xử tàn bạo cách nay trên 60 năm. Ví dụ: Không có tranh tụng đúng nghĩa, không suy đoán vô tội, quan tòa không đóng vai trọng tài…

Một thành tích lớn của Nội Chính là từ nửa thế kỷ nay đã kết nạp đủ đảng viên để đảm nhiệm cả những vị trí thấp nhất trong tư pháp.

Trong bất cứ phiên tòa nào (dù tí hon), các vị trí nằm trong quy định đều phải do đảng viên chiếm giữ. Thể hiện tính giai cấp rõ rệt nhất, đó là hình tượng đám người xét xử ngồi dưới cái quốc huy hình tượng Công Nông (lúa, bánh xe răng cưa). Do vậy, các phiên tòa xử bất cứ ai bị quy tội danh “chống nhà nước do ĐCS lập nên”, quan tòa đều nhân danh nước CHXHCN để tuyên những bản án rất nặng. Chống án, dường như 100% vẫn bị y án ở tòa phúc thẩm.

Tới lúc buộc phải hòa nhập

Không thể không hòa nhập với 195 nước (khu vực) trên thế giới, dù Việt Nam vẫn khăng khăng kiên định nằm trong 5 nước còn lại theo chế độ XHCN.

Nếu đã đọc phần trên, đến đây chúng ta hiểu ngay: Vì sao hòa nhập Tư Pháp với thế giới là khó khăn nhất, trầy trật nhất và muộn màng nhất… ở nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà Tuyên Giáo của ĐCS tưởng tượng ra đủ thứ “thế lực thù địch”, đủ thứ mưu mô chống lại thể chế XHCN ưu việt…

Chẳng qua, chốt lại một câu: Đó là do ngần ngại hòa nhập, trước hết là hòa nhập Tư Pháp. Hòa nhập tư pháp, sau 24 giờ nước ta sẽ không còn ai là “tù nhân lương tâm”.

Kỷ luật nội bộ càng khe khắt, càng chứng tỏ sự yếu kém

Chính nhờ sự hấp dẫn của lý tưởng CS mà đảng này ra đời ở VN. Đảng viên ban đầu đều là trí thức, dám coi nhẹ tài sản, tính mạng để thực hiện lý tưởng đẹp đẽ mà mình đã giác ngộ. Đảng rất ít đảng viên, phát triển chậm, mà một nguyên nhân khiến đảng tồn tại là nhờ kỷ luật sắt, nhưng tự giác của những người có lý tưởng cao cả.

Nhưng để cướp được chính quyền đang do thực dân Pháp nắm giữ, ĐCS phải đánh đuổi được chúng – mà điều này liên quan tới độc lập dân tộc. Nói khác, người dân sợ hãi hai chữ “cơm sườn” (nghĩa là xung công tài sản cá nhân) nhưng lại hưởng ứng nhiệt liệt phong trào Việt Minh (do đảng cơm sườn bí mật lãnh đạo), bởi thật sự, nó có mục tiêu số 1 là giành lấy độc lập cho dân tộc.

Tai sao, ngày nay đảng viên vẫn bị cấm không được làm rất nhiều điều? Lấy ví dụ: Cấm ký đơn tập thể. Thật kỳ quái. Một lá đơn do 20 người ký (một người đại diện), việc giải quyết vẫn dễ dàng và nhanh gọn hơn, nếu giải quyết 20 lá đơn cá nhân, nhưng lại cùng một vấn đề. Thế nhưng, họ bị cấm ký đơn tập thể.

Cứ phân tích những điều đảng viên bị cấm làm (kỷ luật sắt như cái thời xa xưa) nói lên ĐCS không còn mạnh về chính trị như cái thời huy động mọi nguồn lực cho chiến tranh. Nhưng nó sẽ mạnh lên, nếu có mục tiêu mới khiến được người dân ủng hộ, như cái thời Việt Minh đánh đuổi thực dân. Ví dụ, nếu bỗng đảng quyết “thoát Trung” toàn diện, hoặc quyết ngăn dịch Covid-19.

Cần làm gì?

Chẳng cần những mục tiêu chính trị khiến một đảng suy yếu phải cảnh giác. Chỉ cần chứng minh để toàn Dân và Đảng cầm quyền đều thấy được Hồ Duy Hải bị kết án bằng 3 phiên tòa (Sơ, Phúc và Giám đốc thẩm) có nhiều vi phạm. Oan hay không, chưa cần nói, mà cần xử lại sao cho minh bạch, công bằng.
 
Bên trên