• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự Ngân sách nuôi bộ máy và bò đỏ

Giờ Quỹ 50k đã không còn hoạt động, nhưng tôi không hề quên một Quý ân nhân nào đã góp công cho quỹ. Và những gia đình cũng như những TNLT cũng không hề quên những sự giúp đỡ của Quỹ cho cá nhân họ.

– Bác Nghiêm Việt Anh

Ngày bắt đầu bùng nổ các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược biển đông, bác bị đột quỵ và để lại di chứng, hàng ngày phải đi châm cứu.

Buổi sáng hôm mồng 5/6/2011, trên đường đi châm cứu bác gặp những người biểu tình đang tập trung trước cổng ĐSQ Trung quốc với biểu ngữ trên tay. Thế là bác bỏ cả xe, nhập vào đoàn. Vậy là từ đó bác bỏ châm cứu hàng ngày, chỉ chờ đến chủ nhật để đi biểu tình.

Vậy mà bệnh của bác tự khỏi.

Bác là một trong số ít người tham gia tất cả 11 cuộc biểu tình chống Trung quốc mùa hè năm 2011, và sau đó là những phong trào biểu tình khác như phản đối chặt hạ cây xanh, phản đối Formosa phá hoại môi trường biển…

Bác cũng là người tâm huyết duy trì nhóm Green Smiles suốt nhiều năm cho đến khi anh Phan Khang tiếp quản lại.
 
Giáng sinh là những ngày nhiều màu sắc, tâm trạng rộn ràng. Mọi người mua quà tặng người thân, trang hoàng nhà cửa, trang trí cây Noel… Đây là thời gian của gia đình, của những bài hát ấm áp, vui tươi, tràn đầy hy vọng vào một năm mới.



Nhưng thời gian này cũng làm nỗi buồn sâu sắc hơn, sự cô đơn đè nặng hơn. Tôi viết những dòng này để chúng ta cùng nhớ tới những tù nhân lương tâm, những người đang trong lao tù chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Và tôi cũng xin được chia sẻ nỗi vất vả, sự cực nhọc mà người thân của họ phải một mình gánh vác ở bên ngoài. Giờ này người tù sẽ rất nhớ nhà và những người chồng, người vợ ở nhà cũng rất đỗi thương nhớ người thân của mình.

Anh-man-hinh-2024-12-24-luc-15.26.10-298x300.png
Ảnh: Từ trái (theo chiều kim đồng hồ) Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình là bốn trong số các tù nhân lương tâm đang thi hành án tù dài hạn. Ảnh trên mạng
Thường những năm trước, tôi sẽ kêu gọi mọi người có chút quà động viên họ nhưng năm nay, vì hoàn cảnh đặc biệt nên tôi không thể làm vậy. Tôi chỉ có một chút quà riêng nhờ gửi tới vài anh chị em mà tôi biết. Món quà ấy trước hết chính là sự an ủi chính bản thân thôi, bởi tôi đã rất có thể rơi vào hoàn cảnh giống như họ, sau là hy vọng khi nhận được quà, lòng họ sẽ ấm áp một chút khi biết có một người bạn nhớ đến họ trong những ngày này.

Đa phần người Việt Nam không biết và không quan tâm tới họ, điều ấy thật đáng buồn nhưng không thể trách cứ ai điều gì. Mọi nhận thức xã hội, mọi sự biến chuyển đều cần thời gian. Ở đây tôi không kêu gọi và cũng không động viên bất cứ ai tham gia một hội nhóm hay phong trào nào, tôi chỉ kêu gọi tất cả hãy quan tâm tới những gì đang xảy ra, quan tâm tới sự thật, công lý trong xã hội.

Tôi là một người yêu văn học, tôi viết tiểu thuyết, tôi dạy võ, làm phiên dịch viên và phóng viên ảnh cho báo chí nước ngoài. Những gì tôi lên tiếng trên mạng xã hội chỉ đúng với nghĩa là một nhu cầu của một con người chính trực, một nhu cầu nói lên suy nghĩ của mình trước những điều bất công của xã hội.

Nhưng như thế là không phù hợp với chính quyền này. Họ không thể tìm được một cái cớ gì để bắt tội, họ phải lần tìm tận những clip tôi phỏng vấn hay trả lời phỏng vấn trên Facebook từ 2016 để có chút bấu víu vào cái họ coi là “tội”. Sẽ có dịp tôi công bố những clip ấy để công luận tự nhận xét xem tôi có tội gì.

Về khía cạnh này, tôi là người trong cuộc, do vậy tôi đồng cảm với những người đã bị bắt như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng Vova, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình… Họ cũng như tôi, chẳng hề tham gia đảng phái, hội nhóm, chỉ đơn giản là nêu lên chính kiến của mình.

Một đất nước mà chính quyền bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận thì đất nước ấy có phát triển mạnh mẽ được không?

Một chính quyền sợ tác động của nước ngoài đến mức triệt hạ gần hết các tổ chức xã hội dân sự, khiến chừng 2,5 tỉ đôla tiền tài trợ cho các hoạt động dân sự bị bỏ phí trong ba năm qua.

Một đất nước còn nghèo thì số tiền ấy là rất lớn. Xã hội dân sự nằm trong tay của cả một bộ máy quản lý khổng lồ và chặt chẽ mà còn sợ đến mức ấy. Chính vì nỗi sợ ấy mà đến tận 6 nhà hoạt động môi trường phải vào tù với tội danh “trốn thuế.”

Có thể lắm, một ngày nào đấy tôi sẽ bị bắt, bởi chính quyền đã có kiến nghị khởi tố và lệnh cấm xuất cảnh nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ ân hận với những gì mình đã làm.

Những gì tôi làm là thực thi một quyền tối thiểu của một con người chính trực. Chẳng lẽ tôi chấp nhận sống như một con vật mang hình hài con người, sống với đầy nỗi sợ hãi, thấy điều bất công thì phải giả vờ quay mặt đi không thấy, giả vờ điếc để không nghe thấy tiếng kêu cứu của đồng loại?

Và tôi sẽ chăm chỉ kiếm tiền, cốt để có nhà to, xe đẹp và khoe mẽ với xã hội là một người thành công?

Những ngày qua chính quyền săn lùng ráo riết tôi. Quấy rầy vợ con, anh chị em tôi, bạn bè tôi, theo cả vợ tôi mấy trăm cây số khi cô ấy về quê giỗ mẹ, theo cả con trai là một sinh viên đại học khi nó đi picnic cùng câu lạc bộ, đến cả trường cấp 3 của nó, tiếp cận bạn học của nó…

Một mặt những người đại diện chính quyền nói tôi xuất hiện để không xử lý, và tôi nên viết một bài trên mạng xã hội xin lỗi họ, một mặt thì hành động ráo riết truy lùng tôi. Vậy tôi nên làm gì?

Hơn nữa, tôi không hiểu là tôi đã làm gì sai mà phải xin lỗi?

Một người với bản tính kiêu hãnh như tôi mà phải cầu xin một lòng thương hay sự soi xét của một “đấng bề trên” nào đấy ư?

Giờ giả sử tôi được “tha tội”, và như vậy tôi sẽ trở thành con người như thế nào? Tôi sẽ phản bội lại chính bản thân mình và tiếng nói quen thuộc của tôi trên mạng xã hội mãi mãi bị xoá sổ? Tôi sẽ thành một chó cún ngoan ngoãn, bảo sủa thì được sủa, bảo im thì phải im cũng giống như hơn 800 cơ quan truyền thông chính thống ở Việt Nam?

Không được, tôi thà ngồi tù, nhưng không bao giờ phản bội lại chính tôi. Nếu tôi phản bội lại bản thân mình, ấy là tôi đã tự giết chết mình, và những ngày tháng sau đấy tôi sẽ là một thằng người thảm hại, nhỏ mọn và đáng khinh. Đáng khinh ở đây trước hết là tôi tự khinh mình mà như vậy thì chẳng thà tôi tự kết liễu thân xác này trước khi làm cái điều đáng hổ nhục như vậy.

Tôi là một công dân ôn hòa, bởi đặc thù là phóng viên cho báo chí nước ngoài nên từ năm 2000 tôi đã phải tiếp xúc nhiều với cán bộ an ninh. Tôi đã luôn ôn hòa, thân thiện trong hợp tác nhưng bỗng dưng các vị trở mặt, mang thái độ thù địch với tôi và trước tình hình nguy hiểm, tôi phải hành động để bảo vệ sinh mạng của mình.

Tôi viết ở đây bởi có thể lắm một ngày nào đấy, tôi sẽ không được nói trước công luận. Bởi không ai còn lạ gì cách các phiên tòa ở Việt Nam hoạt động, phiên tòa công khai nhưng đến người nhà còn không được vào. Đến lúc ấy thì không ai có thể biết rõ câu chuyện của tôi là gì và chính vì vậy, tôi phải tận dụng cơ hội này để nói cho công luận biết về việc của mình.

Xin lỗi bạn đọc là tôi đã để dòng cảm xúc đi xa hơn mục tiêu ban đầu là nhớ tới những bạn trong tù và chia sẻ sự cảm thông với người thân của họ. Lý do là bởi thực ra điều xảy ra với họ và với tôi rất gần nhau nên tôi không thể không viết. Tôi sẽ tạm dừng ở đây nhưng tôi muốn nhắc các bạn một điều rằng một Đoàn Bảo Châu các bạn biết bao năm qua tất cả đều phơi bày trên Facebook. Tôi không hoạt động bí mật và làm bất cứ điều gì sai pháp luật.

Một lần nữa, xin được hướng suy nghĩ và tình cảm của tôi tới các bạn đang chịu tù đày bởi nói lên chính kiến của mình và cũng xin được gửi tới người thân của họ sự thông cảm sâu sắc và tôi cũng xin chúc tất cả các bạn một mùa Giáng Sinh an lành, ấm áp.
 

naphaluan

Giáo sư
vì sao chỉ mẽo và pt mới có người dân tiến bộ biểu tình phản đối chiến tranh còn dân vịt thì hơm tiến bộ à
 
“Dạt vòm” là từ chúng tôi gọi vui việc trốn khỏi nhà, chui lủi các nơi trước ngày biểu tình để có thể tham gia, tránh bị an ninh chặn cửa, bắt bớ không thể đi biểu tình.



Về chuyện dạt vòm, chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm vui:

1. Chuyện thứ nhất:

Lần đó tôi, chị Đặng Bích Phượng và chị Hoàng Hà, cùng với Tễu (tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện) rủ nhau đi dạt vòm.

Vì muốn tiết kiệm tiền và để tiện bảo vệ nhau, nên chúng tôi chỉ thuê một phòng ở một khách sạn nhỏ ở Yên Phụ. Định ba chị em gái ngủ trên giường, còn Tễu thì ngủ dưới đất.

Còn chưa ổn định chỗ ở, thì Tễu cằn nhằn: “Thôi các chị ơi, em không ở chung phòng thế này đâu. Nhỡ an ninh nó lại vu cho em là dâm ô với các chị thì mang tiếng chết”.

Lại đành phải thuê cho Tễu một phòng riêng.

Một lúc sau thấy tiếng gõ cửa, Tễu bước vào, ngoẹo đầu phàn nàn: “Em không ở phòng đó đâu, phòng không có chốt bên trong, nhỡ nửa đêm chúng xô cửa đẩy một con cave vào và vu cho em là đồi truỵ thì chết”. Lại đành gọi lễ tân tìm một phòng có chốt bên trong để thuê cho Tễu.

33-1.jpg
Từ trái qua: Thảo Teresa, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Xuân Diện, Phan Cẩm Hường và Nguyễn Thuý hạnh. Ảnh trên mạng
Hôm sau chúng tôi an toàn tham gia một cuộc biểu tình rất “hoành tráng”. Lúc đó chẳng nghĩ gì, nhưng giờ nghĩ lại thấy buồn cười quá.

2. Chuyện thứ hai

Ngày 10/5/2016, từ Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh tuyên bố một mình toạ kháng ở trung tâm Sài Gòn vào ngày 15/5, phản đối bắt bớ đánh đập người biểu tình đòi bảo vệ môi trường biển, khẩu hiệu là: “Hãy đánh vào mặt tôi nếu muốn. Nhưng hãy trả lại tự do và môi trường biển cho dân tôi”.

Chúng tôi ở Hà Nội quyết định thành lập một nhóm toạ kháng đồng hành, hưởng ứng lời kêu gọi. Tình hình Hà Nội và Sài Gòn lúc đó rất căng thẳng.

Tôi chịu trách nhiệm tìm chỗ trú cho nhóm. Tôi có một người bạn là mẹ đơn thân, ở một căn hộ nhỏ trong một khu tập thể cũ ở phố Thái Thịnh, Hà Nội. Hôm đó hai mẹ con cô bạn về quê nên tôi hỏi mượn căn hộ. Cô bạn đồng ý và giao chìa khoá cho tôi, dặn:

– Gạo còn trong cái thùng, rau, trứng và thịt ở trong tủ lạnh. Chị cần thì cứ lấy ra nấu ăn tự nhiên nhé!

Tôi lắc đầu dứt khoát:

– Chị chỉ ở nhờ một đêm thôi, mai chị đi từ 5h sáng. Hôm nay thì chị đã mua xôi đủ ăn đây rồi.

Thế là sáng sớm tôi tiếp quản căn hộ và bắt đầu liên lạc với từng người, chị Đặng Bích Phượng, Tễu (tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện), rồi đến Thảo Teresa, cuối cùng là Phan Cẩm Hường.

Khi đủ người và đã yên vị, trời tối dần, chợt một người nhìn xuống đường qua ban công, bàng hoàng phát hiện đám an ninh chìm đã đứng đầy ở bên dưới, tay cầm bộ đàm. Giờ thì có chạy đằng trời, đành phải ngồi chờ đến sáng xem tình hình thế nào.

Chúng tôi bắt đầu kiểm điểm xem ai là người vô ý làm lộ chỗ nấp, người nọ đổ cho người kia, ai cũng ra sức thanh minh không phải tại mình. Người thì bảo tại Tễu làm lộ khi bị an ninh theo xe khách về tận quê, rồi lại lộn lên và về thẳng đây mà không tạm rẽ vào đâu để cắt đuôi. Người thì bảo tại Cẩm Hường sát giờ mới rời nhà, không biết cắt đuôi. Chỉ mỗi tôi vô can.

Cả đêm hôm ấy không ai ngủ, hồi hộp chờ sáng.

Sáng hôm sau chúng tôi nhìn xuống dưới đường, vẫn thấy an ninh, mà lực lượng còn đông gấp nhiều lần tối qua. (Hôm sau cả phố Thái Thịnh hỏi nhau không biết hôm trước có chuyện gì mà an ninh đứng đầy cả phố).

Chúng tôi đành quyết định cứ cố thủ trong nhà và toạ kháng giương biểu ngữ, đăng lên mạng.

Cửa bắt đầu rung bần bật bởi tiếng đập cửa mạnh và liên hồi của đám an ninh, đến nỗi cánh cửa tưởng như sắp long ra. Có một lỗ nhỏ ở cánh cửa cũ kỹ, chúng tôi lấy giấy vo tròn lại rồi nhét vào. Bên ngoài, từ cầu thang ra tận ngoài đường lực lượng công an và dân phòng đứng kín.

Mặc cho họ đập cửa, chúng tôi cứ ngồi im bên trong.

Rồi thấy im một lúc, Tễu nhón chân đi ra cửa, rút cục giấy ra ngó xem tình hình bên ngoài thế nào. Vừa ghé mắt đã thấy Tễu nhét ngay cục giấy trở lại và nhón chân chạy vội vào, tay bụm miệng cố nhịn cười, bảo tôi: “Em vừa ngó ra thì đúng lúc một thằng ở ngoài nhòm vào, đến nỗi bốn mắt hai mũi chạm vào nhau”.

Họ vẫn tiếp tục đập cửa, chúng tôi vẫn ngồi im.

Trời trưa dần, chúng tôi đành mở vại và tủ lạnh lấy gạo, thịt, trứng nấu cơm ăn, không còn hy vọng vào buổi toạ kháng ở bờ hồ như kế hoạch. Rồi đến bữa tối nữa, và cuối cùng thì lương thực, thực phẩm trong nhà cô bạn hết sạch.

Rồi trời tối dần, vẫn không thấy lực lượng an ninh rút lui, chúng tôi thảo luận rồi quyết định “mở đường máu” ra về, kệ, bắt thì bắt. Anh trai của chị Phượng đến đưa cho em gái quyển sổ hộ khẩu cũng bị bắt luôn về đồn.

Bất ngờ thấy chúng tôi mở cửa và bình thản đi ra, lực lượng an ninh bỗng có vẻ lúng túng chưa biết xử lý thế nào. Lúc sau một viên sĩ quan an ninh tiến đến yêu cầu chúng tôi về đồn. Thế là tất cả cãi lý, rằng: “Chúng tôi trật tự trong nhà, vi phạm cái gì mà phải về đồn?”. Và rằng “Chính các anh vô lý bao vây chúng tôi hai ngày nay mới là vi phạm pháp luật”.

Cãi mạnh nhất là Thảo Teresa. Mọi người trong khu tập thể quây kín lại hồi hộp xem cuộc vây bắt “nhóm tội phạm nguy hiểm” trốn trong căn hộ mà công an bao vây suốt từ hôm qua đến tối nay.

Cuối cùng thì họ phải cho chúng tôi về. Tôi chở Thảo về nhà, rồi đi tiếp về nhà tôi. Tay an ninh vẫn theo sau.

Nhưng đến chợ Mơ thì tôi quên đường về (dốt đường là bệnh của tôi). Bí quá tôi đành quay sang hỏi tay an ninh: “Về Royal rẽ đường nào nhỉ?”. Tay an ninh ngần ngừ một thoáng rồi hất đầu sang bên phải. Thế là tôi đi theo hắn về tận đến nhà mình.

Hôm sau cô bạn tôi bị gọi lên đồn. Cô ấy cãi: “Tôi chỉ biết cho chị ấy mượn nhà chứ có biết chị ấy làm gì đâu”. Thế rồi cũng thoát.

Nhưng chuyện buồn cười nhất là, qua cô bạn tôi mới biết thủ phạm làm lộ lại CHÍNH LÀ TÔI. Tôi đã nghe điện thoại họ giả làm người ship hàng, khiến công an định vị ra chỗ ẩn nấp của chúng tôi.

Chuyện đã qua gần 9 năm, nhưng nghĩ lại tôi vẫn thấy thú vị. Quả là ngày đó có tự do hơn bây giờ nhiều, chứ mà giờ thì đi tù cả lũ
 

trongthatvip

Yếu sinh lý
Địt cụ mấy thằng lưu vong. Cái mồm chúng mày tác quác, răng như răng bò, cổ như cổ cò chân cao chân thấp, lỗ đít chúng m nở hoa, địt cụ bọn con cháu của vnch,
 
Bên trên